Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành mình sang bộ, ngành khác không?
- Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành mình sang bộ, ngành khác không?
- Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia khi được ủy nhiệm là đại diện Ban Chỉ đạo thì có trách nhiệm gì?
- Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia là Bộ trưởng Bộ Y tế thì có nhiệm vụ gì?
Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành mình sang bộ, ngành khác không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2020 quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo (Ủy viên)
...
2. Quyết định các vấn đề theo thẩm quyền hoặc trình Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban thường trực để chỉ đạo giải quyết; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành mình sang bộ, ngành khác hoặc lên Ban Chỉ đạo; không giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành khác.
3. Chủ động tham mưu với Ban Chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các Ủy viên khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành mình phụ trách và thực hiện nhiệm vụ chung của Ban Chỉ đạo.
...
Như vậy, theo quy định thì Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia không được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành mình sang bộ, ngành khác hoặc lên Ban Chỉ đạo.
Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành mình sang bộ, ngành khác không? (Hình từ Internet)
Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia khi được ủy nhiệm là đại diện Ban Chỉ đạo thì có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2020 quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo (Ủy viên)
...
4. Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc của Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự trong bộ, ngành, mình; phân công trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc cho cấp phó. Ủy quyền một cấp phó giải quyết công việc phòng thủ dân sự của bộ, ngành mình khi vắng mặt.
5. Khi được ủy nhiệm là đại diện Ban Chỉ đạo tham gia giải quyết công việc do bộ, ngành, địa phương yêu cầu thì các ủy viên được ủy nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị nội dung. Những nội dung quan trọng cần đảm bảo chặt chẽ thì xin ý kiến Trưởng ban. Sau khi thực hiện xong, phải báo cáo đầy đủ nội dung đã tham gia bằng văn bản lên Ban Chỉ đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về báo cáo đó.
6. Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các quyết định của Trưởng ban về ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Trưởng ban.
...
Như vậy, theo quy định, Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia khi được ủy nhiệm là đại diện Ban Chỉ đạo tham gia giải quyết công việc do bộ, ngành, địa phương yêu cầu thì phải có trách nhiệm chuẩn bị nội dung.
Những nội dung quan trọng cần đảm bảo chặt chẽ thì xin ý kiến Trưởng ban.
Sau khi thực hiện xong, phải báo cáo đầy đủ nội dung đã tham gia bằng văn bản lên Ban Chỉ đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về báo cáo đó.
Ủy viên Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia là Bộ trưởng Bộ Y tế thì có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2020 quy định về Ủy viên là Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:
Ủy viên là Bộ trưởng Bộ Y tế
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị lực lượng, phương tiện y tế, thuốc men sẵn sàng cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các cơ quan liên quan tổ chức cấp cứu, chữa các nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hầm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất, sóng thần, sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản.
5. Phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Quốc phòng và các đơn vị liên quan ứng phó, xử lý sự cố rò rỉ, tán phát hóa chất độc hại.
6. Phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công an, Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó sự cố rò rỉ bức xạ hạt nhân.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
Như vậy, trường hợp Ủy viên Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là Bộ trưởng Bộ Y tế thì có những nhiệm vụ sau:
(1) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh.
(2) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị lực lượng, phương tiện y tế, thuốc men sẵn sàng cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn.
(3) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các cơ quan liên quan tổ chức cấp cứu, chữa các nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hầm đặc biệt nghiêm trọng.
(4) Phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất, sóng thần, sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản.
(5) Phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Quốc phòng và các đơn vị liên quan ứng phó, xử lý sự cố rò rỉ, tán phát hóa chất độc hại.
(6) Phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công an, Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó sự cố rò rỉ bức xạ hạt nhân.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?