Ủy ban nhân dân họp chuyên đề khi nào? Quyết định của Ủy ban nhân dân tại phiên họp phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
- Ủy ban nhân dân họp chuyên đề khi nào? Phiên họp chuyên đề của Ủy ban nhân dân được tiến hành khi nào?
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tại phiên họp chuyên đề phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
- Phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quy định như thế nào?
Ủy ban nhân dân họp chuyên đề khi nào? Phiên họp chuyên đề của Ủy ban nhân dân được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (thay thế cụm từ bởi khoản 31 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:
Phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
2. Ủy ban nhân dân họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân họp chuyên đề trong các trường hợp sau đây:
- Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
- Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
- Theo yêu cầu tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
Bên cạnh đó, tại Điều 114 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (thay thế cụm từ bởi khoản 31 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) có quy định như sau:
Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý.
3. Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
4. Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
Theo đó, phiên họp chuyên đề của Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
Lưu ý: Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp chuyên đề.
Ủy ban nhân dân họp chuyên đề khi nào? Quyết định của Ủy ban nhân dân tại phiên họp phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành? (Hình từ Internet)
Quyết định của Ủy ban nhân dân tại phiên họp chuyên đề phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
Căn cứ vào Điều 117 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định như sau:
Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
2. Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết công khai;
b) Bỏ phiếu kín.
3. Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Như vậy, Quyết định của Ủy ban nhân dân tại phiên họp chuyên đề phải được trên 1/2 tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quy định như thế nào?
Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quy định tại Điều 121 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
(1) Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;
Cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.
(2) Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.
(3) Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.
(4) Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?