Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự nào? Các hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội là các hoạt động nào?
Các hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội là các hoạt động nào?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 về các hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Các hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác do Quốc hội thành lập và các báo cáo khác quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội do Quốc hội giao hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Luật này có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội.
4. Giám sát chuyên đề.
5. Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
6. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
7. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
8. Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
9. Xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
10. Kiến nghị việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Như vậy, các hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
+ Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác do Quốc hội thành lập và các báo cáo khác quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội do Quốc hội giao hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Luật này có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Xem xét việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội.
+ Giám sát chuyên đề.
+ Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
+ Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
+ Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
+ Xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
+ Kiến nghị việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự nào?
Căn cứ vào Điều 23 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 về chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.
Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị giám sát đưa vào chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đề nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.
Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp đề nghị giám sát và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:
a) Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Căn cứ vào chương trình giám sát đã được thông qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện; phân công thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện các nội dung trong chương trình; giao Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức thực hiện một số nội dung trong chương trình giám sát và báo cáo kết quả với Ủy ban thường vụ Quốc hội; quyết định tiến độ thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình giám sát. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh Chương trình giám sát của mình.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể thảo luận về việc thực hiện chương trình giám sát hằng năm của mình tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hằng năm của mình với Quốc hội vào kỳ họp giữa năm của năm sau.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:
+ Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo theo trình tự nào?
Căn cứ vào Điều 24 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập
1. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác do Quốc hội thành lập và các báo cáo khác quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này do Quốc hội giao hoặc khi xét thấy cần thiết.
2. Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo theo trình tự sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này trình bày báo cáo;
b) Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Người đứng đầu cơ quan trình báo cáo có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.
4. Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 13 của Luật này.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo theo trình tự sau đây:
+ Người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này trình bày báo cáo;
+ Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
+ Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
+ Người đứng đầu cơ quan trình báo cáo có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?