Ủy ban nhân dân có phải cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giá hay không? Có thẩm quyền định giá hàng hóa không?
Ủy ban nhân dân có phải cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giá hay không?
Tại Điều 8 Luật Giá 2012 quy định về cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá như sau:
Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực được pháp luật quy định.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì chỉ có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền định giá hàng hóa hay không?
Tại Điều 22 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp, quyết định về giá hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành.
3. Định giá hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền.
4. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và quy định khác của pháp luật có liên quan tại địa phương; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
Đồng thời tại khoản 3 Điều 22 Luật Giá 2012 có nêu như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm định giá
...
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 19 của Luật này theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
...
Như vậy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền định giá hàng hóa theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân có phải cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giá hay không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể định giá hàng hóa thuộc các loại nào?
Ủy bân nhân dân cấp tỉnh theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ sẽ có có thẩm quyền định giá hàng hóa thuộc các loại được quy định tại tại Điều 19 Luật Giá 2012 (Sửa đổi bởi Điều 2 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;
- Tài nguyên quan trọng;
- Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
* Theo các hình thức định giá sau:
- Mức giá cụ thể đối với:
+ Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; phục vụ hành khách; bảo đảm an ninh hàng không và dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
+ Dịch vụ kết nối viễn thông;
+ Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
- Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; giá dịch vụ hàng không khác; giá thuê mặt bằng, giá dịch vụ thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.
- Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:
+ Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;
+ Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;
- Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với:
+ Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
+ Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
+ Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
Lưu ý: Từ ngày 01/01/2023 theo điểm a khoản 4 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 bổ sung thêm tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình vào danh mục hàng hóa được nhà nước định giá trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Và sửa đổi nội dung định khung giá và mức giá cụ thể sẽ áp dụng đối với:
- Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;
- Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;
- Tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?