Ủy ban nhân dân cấp xã bổ nhiệm nhân viên quản lý chợ có được không? Ban quản lý chợ có các chức năng và quyền hạn gì?

Theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã bổ nhiệm trưởng, phó ban quản lý chợ nhưng lúc trước Ủy ban nhân dân xã bổ nhiệm luôn 2 nhân viên hợp đồng thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Đồng thời tôi muốn biết ban quản lý chợ có các chức năng và nhiệm vụ gì?- Chị Thanh Hà đến từ Mỹ Tho

Ủy ban nhân dân cấp xã bổ nhiệm nhân viên quản lý chợ có được không?

Căn cứ khoản 3 Mục II Thông tư 06/2003/TT-BTM quy định về nội dung này như sau:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ
...
3. Về tổ chức:
3.1. Ban Quản lý chợ có Trưởng ban và 1 đến 2 Phó trưởng ban.
Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
3.2. Trưởng ban Quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban Quản lý chợ. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công.
3.3. Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính, Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự... trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền bổ nhiệm Trưởng ban, Phó trưởng ban. Về việc kí kết hợp đồng lao động với nhân viên do Trưởng ban quản lý chợ quyết định.

Nếu Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện bổ nhiệm nhân viên thì nên hủy hoặc điều chỉnh quyết định này, chuyển giao cho Trưởng ban quản lý chợ kí kết hợp đồng lao động đối với hai nhân viên này chị nhé.

Ủy ban nhân dân cấp xã bổ nhiệm nhân viên quản lý chợ có được không? Ban quản lý chợ có các chức năng và quyền hạn gì?

Ủy ban nhân dân cấp xã bổ nhiệm nhân viên quản lý chợ có được không? Ban quản lý chợ có các chức năng và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)

Ban quản lý chợ có các chức năng và quyền hạn gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục II Thông tư 06/2003/TT-BTM quy đinh như sau:

Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước.

Ban quản lý chợ có chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra ban quản lý chợ còn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Ban Quản lý chợ có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định 02/2003/NĐ-CP, tuy nhiên hiện tại Thư Viện Pháp Luật chưa thể xác định hiệu lực của văn bản này.

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết định:

+ Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.

+ Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.

+ Phê duyệt Nội quy chợ.

+ Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

+ Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.

- Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban Quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu.

- Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt.

- Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

- Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại.

- Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.

- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban Quản lý chợ theo quy định của pháp luật.

- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý chợ như thế nào?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý chợ được quy định tại Điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP (Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11, khoản 12 Điều 1 Nghị định 114/2009/NĐ-CP) như sau:

Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc lập Quy hoạch phát triển chợ, quản lý đầu tư xây dựng chợ theo phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chợ và các quy định sau:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.
b) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với những chợ loại 1 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành.
c) Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
d) Quy định cụ thể Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Thương mại ban hành và phê duyệt nội quy của các chợ loại 1.
d) Quy định cụ thể việc xử lý vi phạm Nội quy chợ.
e) Ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để phát triển mạng lưới chợ;
g) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng chợ hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chợ cả nước và của từng địa phương; chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ theo quy định của Nghị định này, đồng thời sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư chợ từ ngân sách trung ương;
h) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 1 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;
j) Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện:
a) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với các chợ loại 2, loại 3 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành.
b) Phê duyệt Nội quy chợ của các chợ loại 2 và 3.
c) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã: có trách nhiệm quản lý và thực hiện các phương án chuyển đổi ban quản lý hoặc tổ quản lý các chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện quản lý các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn.

Lưu ý: Hiện tại Thư Viện Pháp Luật chưa xác định được thời hạn của văn bản này, tức không thể biết văn bản này còn hiệu lực hay không.

Vì các lý do:

- Tại Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT năm 2015 ngày 30/12/2015 có gián tiếp nói Nghị định 02 hết hiệu lực do Luật Thương mại 1997 hết hiệu lực (và không lý giải gì thêm)

- Nhưng, trên thực tế nhiều tổ chức, cá nhân vẫn còn áp dụng văn bản này; nhiều văn bản địa phương vẫn căn cứ vào Nghị định 02 để ban hành và thực hiện.

Ban quản lý chợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai có thẩm quyền thành lập Ban quản lý chợ? Văn bản nào quy định về việc thành lập Ban quản lý chợ cấp xã?
Pháp luật
03 điểm khác biệt nào cần lưu ý về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ trong Dự thảo so với quy định hiện hành?
Pháp luật
Trách nhiệm của Ban Quản lý chợ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ của Ban Quản lý chợ được quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã bổ nhiệm nhân viên quản lý chợ có được không? Ban quản lý chợ có các chức năng và quyền hạn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban quản lý chợ
3,619 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban quản lý chợ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào