Trách nhiệm của Ban Quản lý chợ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ được quy định như thế nào?
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý chợ được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục II Thông tư 06/2003/TT-BTM quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý chợ như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ
1. Chức năng:
1.1. Ban Quản lý chợ thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật.
1.2. Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Ban Quản lý chợ có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
2.1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết định:
a) Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.
b) Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
....
2.2. Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban Quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu.
2.3. Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt.
2.4. Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
2.5. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
...
Theo đó, Ban Quản lý chợ thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật. Và Ban Quản lý chợ có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại tiểu mục 2 Mục II nêu trên.
Ban Quản lý chợ (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ban Quản lý chợ đối với cơ quan tài chính và cơ quan thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục III Thông tư 67/2003/TT-BTC quy định về trách nhiệm của Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ với cơ quan tài chính, thuế địa phương như sau:
TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ, DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CHỢ ĐỐI VỚI CƠ QUAN TÀI CHÍNH, THUẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN KINH DOANH TRONG CHỢ:
1. Đối với cơ quan tài chính: Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành và các hướng dẫn của cơ quan tài chính địa phương, Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có trách nhiệm:
- Thu các khoản như tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ để hoàn trả vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, các khoản hỗ trợ tín dụng và các khoản vốn vay tín dụng cho đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa chợ (nếu có).
- Thực hiện công tác quản lý tài chính theo quy định tại Thông tư này và các hướng dẫn của cơ quan tài chính địa phương.
2. Đối với cơ quan thuế: Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có trách nhiệm:
- Đăng ký, kê khai nộp thuế và các khoản phải nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác với cơ quan thuế trong việc tổ chức thu các khoản thu trên cơ sở các hợp đồng uỷ nhiệm thu được ký giữa hai bên.
...
Theo đó, trách nhiệm của Ban Quản lý chợ đối với cơ quan tài chính và cơ quan thuế được quy định tại tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục III như trên.
Trách nhiệm của Ban Quản lý chợ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Thông tư 67/2003/TT-BTC quy định về trách nhiệm của Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong chợ như sau:
TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ, DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CHỢ ĐỐI VỚI CƠ QUAN TÀI CHÍNH, THUẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN KINH DOANH TRONG CHỢ:
...
3. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ:
- Trên cơ sở các quy định pháp luật, Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ hoạt động thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh chợ,...
- Tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ chấp hành theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ban Quản lý chợ phải tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ hoạt động thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh chợ,... Đồng thời tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ chấp hành theo quy định của pháp luật.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NTTT/ban-quan-ly-cho.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/TienThinh/130822/ban-quan-ly-cho.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/202201/Loc/ban-quan-ly-cho.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/TuyetVan/270822/ban-quan-ly-cho.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/TuyetVan/270822/ban-quan-ly-cho-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/TD/220813/quan-ly-cho.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 mới nhất? Căn cứ định giá dịch vụ khám chữa bệnh?
- Mẫu công văn xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng EC? Nguyên tắc cần tuân thủ khi ký kết hợp đồng EC?
- Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?
- Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu theo Quyết định 922 thuộc Bộ Nội vụ thực hiện ra sao?
- Mẫu danh sách, kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho CBCC cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2025?