Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu nào? Tải về mẫu này ở đâu?
- Mẫu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành là mẫu nào?
- Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa mà làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trình tự thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?
Mẫu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành là mẫu nào?
Mẫu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành là Mẫu số 03.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.
Mẫu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa mà làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:
a) Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
c) Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
...
Như vậy, theo quy định trên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đảm bảo không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định
...
2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.
...
Đồng thời, tại Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
Áp dụng mức phạt tiền
1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
b) Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Như vậy, theo quy định trên, cá nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa mà làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại thì có thể bị phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.
Lưu ý: Cùng một hành vi vi phạm như trên, mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Trình tự thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
Bước 2: Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.
Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?