Ủy ban Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài?
- Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam ở nước ngoài tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức theo mô hình nào?
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài theo Điều 11 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Tổng cục và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục); Cục thuộc Bộ; Chi cục thuộc Sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra bộ, Thanh tra sở tổng hợp trình Bộ trưởng, Giám đốc sở phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở giao;
d) Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng, Giám đốc sở giao;
đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra bộ, Thanh tra sở.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Cục trưởng thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục trưởng thuộc Cục và tương đương; chế độ thông tin, báo cáo, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể.
Và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
(Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài?
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 12 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11 Nghị định 07/2012/NĐ-CP cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng); Cục trưởng thuộc Bộ; Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
- Quyết định thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
- Kiến nghị xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam ở nước ngoài tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức theo mô hình nào?
Tại Điều 13 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định cụ thể:
- Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam ở nước ngoài tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức theo mô hình Vụ.
- Biên chế của Bộ phận tham mưu do Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?