Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự là tội gì? Mức phạt tù cao nhất theo Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự?
Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự là tội gì?
Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự lần lượt là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Tội lừa dối khách hàng, cụ thể:
A. Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a và b khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Khung 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Khung 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Tái phạm nguy hiểm; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Buôn bán qua biên giới; - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khung 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%. Khung 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: - Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; - Làm chết 02 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đối với Pháp nhân thương mại phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau: (1) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; (3) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; (4) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; (5) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; (6) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
o0o
B. Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội lừa dối khách hàng cụ thể như sau: Khung 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Khung 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự là tội gì? Mức phạt tù cao nhất theo Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự? (Hình từ Internet)
Mức phạt tù cao nhất theo Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự?
Như đã nêu ở Mục 1, Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự lần lượt là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Tội lừa dối khách hàng.
Theo đó, Mức phạt tù cao nhất theo Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự như sau:
(i) Mức phạt tù cao nhất theo Điều 193 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a và b khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là: từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc các trường hợp tại khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
(ii) Mức phạt tù cao nhất theo Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội lừa dối khách hàng là từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015.
Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm thế nào?
Tại Điều 4 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm như sau:
- Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
- Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
- Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch là gì? Đối tượng gồm những ai? Hình thức quy định như thế nào?
- Thơ về tháng 4, thơ hay chào tháng 4? Mức hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được quy định như thế nào?
- Bị hư hỏng không thể sử dụng được nữa thì phương tiện giao thông thông minh có bị thu hồi giấy phép hoạt động không?
- Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nội địa như thế nào? Các mốc thời gian gia hạn cụ thể?
- Valentine Đen dành cho ai? Valentine Đen nên tặng gì? Valentine Đen là ngày bao nhiêu? Lời chúc Valentine Đen?