Tuyên truyền thực hiện kết luận 137 thông qua hình thức nào? Nguyên tắc xác định tên gọi khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp?
Tuyên truyền thực hiện Kết luận 137 thông qua hình thức nào?
Ngày 28/3/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 137-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (sau đây gọi là Kết luận 137), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền Kết luận 137-KL/TW năm 2025.
Căn cứ theo quy định tại Phần III Kế hoạch 36-KH/BTGDVTW năm 2025 có quy định về việc tuyên truyền thực hiện Kết luận 137-KL/TW năm 2025 như sau:
Theo đó, việc tuyên truyền thực hiện Kết luận 137-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được thực hiện thông qua các hình như sau đây:
(1) Tổ chức quán triệt đến các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị nội dung Kết luận 137-KL/TW năm 2025.
(2) Tuyên truyền thực hiện Kết luận 137-KL/TW năm 2025 trên báo chí, cổng/trang thông tin điện tử các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và trên nền tảng số, internet, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube...).
(3) Tổ chức hội nghị, tọa đàm, diễn đàn... mời các nhà nghiên cứu, chuyên gia, lãnh đạo, quản lý các cấp trao đổi, làm rõ ý nghĩa, tính cấp thiết của việc triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
(4) Tuyên truyền tuyên truyền thực hiện Kết luận 137-KL/TW năm 2025 thông qua hệ thống loa phát thanh, sinh hoạt chính trị - xã hội và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
Tuyên truyền thực hiện kết luận 137 thông qua hình thức nào? Nguyên tắc xác định tên gọi khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp? (Hình từ Internet)
Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm như thế nào trong việc tuyên truyền thực hiện Kết luận 137?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần IV Kế hoạch 36-KH/BTGDVTW năm 2025 có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương khi tuyên truyền thực hiện Kết luận 137-KL/TW năm 2025 được quy định, cụ thể:
(1) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tạo sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân theo Kế hoạch 36-KH/BTGDVTW năm 2025.
Trước mắt, chú trọng tuyên truyền việc khẩn trương xây dựng Đề án theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp cấp xã. Tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sáp nhập; làm rõ căn cứ tiêu chí xây dựng phương án thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã; việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
(2) Chủ động nắm chắc, dự báo diễn biến tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong triển khai thực hiện, nhất là tại địa bàn phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc sắp xếp (như: tên gọi và nơi đặt trụ sở làm việc của đơn vị hành chính...); chú trọng làm tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị tác động, ảnh hưởng do thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, từ đó có hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp theo đối tượng, khu vực, vùng, miền, kịp thời giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, không để trở thành “điểm nóng”; xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin giả, sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước.
Nguyên tắc xác định tên gọi khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp có nội dung thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phần IV Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có quy định như sau:
Theo đó, khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp thì việc xác định tên gọi cần thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Việc đặt tên cho ĐVHC sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
- Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.
- Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.
- Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng ra sao?
- Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định mới nhất 2025 gồm những nội dung gì?
- Mẫu đơn xin học hè mầm non năm 2025 mới nhất? Tải mẫu đơn xin học hè mầm non năm 2025 mới nhất ở đâu?
- Chi tiết phân biệt giữa Đại học quốc gia, Đại học vùng và Trường Đại học thông thường như thế nào?
- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố năm nào? Xem ở đâu? Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ đúng không?