Tuyến đường tại TP HCM có khả năng bị ngập khi Hồ Trị An xả lũ? Trách nhiệm của chủ hồ trước khi xả lũ là gì?
Hồ Trị An xả lũ thì những tuyến đường nào tại TP HCM có khả năng bị ngập? Trách nhiệm của chủ hồ trước khi xả lũ là gì?
Theo Điều 1 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019, thời gian vận hành mùa lũ đối với Hồ Trị An là từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11.
Việc xả lũ của Hồ Trị An có thể khiến khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đặt mức độ rủi ro thiên tai ở cấp độ 2.
Mực nước đỉnh triều ở mức cao có khả năng gây ngập úng tại vài tuyến đường tại TP.HCM có thể bị ngập như: đường Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình, Lê Văn Lương, Quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu (tập trung nhiều tại quận 7 và huyện Nhà Bè)…
>>> Xem chi tiết tại đây
Tại khoản 5 Điều 36 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019 có quy định về trách nhiệm của Chủ hồ như sau:
Trách nhiệm của Chủ hồ
...
5. Thực hiện việc thông báo, cảnh báo để bảo đảm an toàn cho người dân và các hoạt động có liên quan trên sông suối ở khu vực hạ lưu đập, nhà máy trước khi vận hành xả lũ qua tràn, bắt đầu xả nước phát điện hoặc các trường hợp gia tăng đột ngột lưu lượng xả xuống hạ du.
...
Theo đó, trước khi vận hành xả lũ Hồ Trị An, Chủ hồ có trách nhiệm thông báo, cảnh báo để bảo đảm an toàn cho người dân và các hoạt động có liên quan trên sông suối ở khu vực hạ lưu đập, nhà máy.
Tuyến đường tại TP HCM có khả năng bị ngập khi Hồ Trị An xả lũ? (Hình từ Internet)
Việc chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ tại Hồ Trị An thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019 thì việc chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ tại Hồ Trị An thuộc thẩm quyền của:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai: chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ khẩn cấp và ứng phó các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
(Theo khoản 5 Điều 30 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019)
(2) Bộ trưởng Bộ Công Thương: Chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ khẩn cấp và ứng phó các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống công trình thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
(Theo khoản 5 Điều 32 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019)
(3) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo xử lỷ các tình huống xả lũ khẩn cấp và ứng phó các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực sông Đồng Nai theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
(Theo khoản 1 Điều 33 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019)
Nguyên tắc vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Trị An?
Theo Điều 5 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019, việc vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Trị An phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Việc thực hiện chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình được thực hiện theo quy trình vận hành của hồ đã được cấp có thẩm quyền ban hành,
trừ các trường hợp bất thường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019 hoặc các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định.
(2) Việc vận hành giảm lũ cho hạ du phải bảo đảm không được gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực ven sông ở hạ du các hồ chứa; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(3) Trong thời gian vận hành mùa lũ quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019, khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt quá mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1 của Quy trình này.
(4) Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn, thời kỳ triều cường; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết hồ cho phù hợp với tình hình thực tế.
(5) Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du, vận hành trong tình huống bất thường hoặc vận hành bảo đảm an toàn công trình phải đưa dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1 của Quy trình này.
Bảng 1. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ
(*) Thời gian vận hành mùa cạn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?