Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức?

Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức được pháp luật quy định như thế nào? Tết Âm lịch có phải ngày lễ lớn của nước ta không?

Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai?

Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ?

Tục xin chữ là một phong tục văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thường diễn ra vào các dịp đầu xuân, đặc biệt là Tết Nguyên Đán. Trong phong tục này, người dân sẽ xin chữ từ các thầy đồ, ông đồ hoặc những người có học vấn cao, am hiểu thư pháp. Những chữ này thường được viết bằng thư pháp Hán – Nôm hoặc Quốc ngữ trên giấy đỏ, biểu trưng cho may mắn, tài lộc và những điều tốt đẹp trong năm mới.

Tục xin chữ bắt nguồn từ việc, các nhà nho xưa kia coi đây là thú chơi, viết tặng nhau những bức thư pháp, câu đối, bài thơ, bài phú. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, mừng thọ, mừng tân gia, mừng duyên mới. Cũng vì ngày đó, người dân không được học hành nhiều như bây gờ nên việc tìm đến người hay chữ, viết đẹp để xin chữ trở thành một phần không thể thiếu vào những dịp quan trọng như Tết cổ truyền của dân tộc.

Với những ý nghĩa tốt đẹp đó mà không gian cho chữ cũng vì thế mà có phần giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng trang nhã, hoài cổ, không có sự hiện diện của sự xô bồ, ồn ào bên ngoài, để từ người cho chữ hay xin chữ cảm thấy tâm thanh thản, nhẹ nhàng, lúc đó con người ta quay về với cái thiện, về cội nguồn dân tộc.

Có thể thấy, tục xin chữ đầu năm như một món quà tinh thần vô giá không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân năm mới của người Việt. Xuất phát từ việc gửi gắm những mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ thành hiện thực trong năm mới, người đi xin chữ trước khi đến gặp các ông đồ đã đặt niềm tin vào những con chữ muốn xin hoặc nói lên những nguyện vọng để các thầy viết tặng những con chữ, lời chúc phù hợp.

Lưu ý: Thông tin tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? chỉ mang tính chất tham khảo!

Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức?

Căn cứ theo Điều 13 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:

Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Cùng với đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Căn cứ theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, công chức, viên chức sẽ được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.

Tục xin chữ là gì? Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức?

Tục xin chữ là gì? Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức? (Hình từ Internet)

Tết Âm lịch nước ta có bắn pháo hoa không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
...

Như vậy, Tết Âm lịch được xem là Tết Nguyên đán ở nước ta.

Do đó, vào ngày Tết Âm lịch nước ta sẽ tổ chức bắn pháo hoa như sau:

- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

Tết Âm lịch có phải ngày lễ lớn của nước ta?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Tết Âm lịch (01 tháng Giêng Âm lịch) ở nước ta được xem là ngày lễ lớn theo quy định của pháp luật.

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học sinh có được sử dụng pháo hoa dịp Tết không? Tết Nhà nước có tổ chức bắn pháo hoa hay không?
Pháp luật
STT chào đón ngày mùng 1 Tết Nguyên đán? Status ngắn Tết Nguyên đán? Tết Nguyên đán có phải ngày lễ lớn trong năm?
Pháp luật
Câu chúc Tết trên bao lì xì dành tặng ông bà? Tết Nguyên đán chúc gì để nhận được lì xì? Hướng dẫn treo cờ ngày Tết Nguyên đán?
Pháp luật
Tục xin chữ bắt đầu từ đâu? Nét đẹp của tục xin chữ? Tết Âm lịch xin chữ từ ai? Lịch nghỉ Tết Âm lịch của cán bộ công chức?
Pháp luật
Thơ chúc Tết 2 câu? Bài thơ chúc Tết Nguyên Đán 2 câu? Câu thơ chúc Tết hay nhất? Tết Nguyên Đán công dân có phải treo cờ?
Pháp luật
Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn? Nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà của con cháu?
Pháp luật
Tổng hợp lời chúc Mùng 1 Tết ngắn gọn, ý nghĩa và dễ nhớ dành cho người thân? Mùng 1 Tết Âm lịch được nghỉ làm hưởng lương?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh thành chính thức? Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mấy ngày?
Pháp luật
Một số loài hoa đẹp chưng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Thời gian nghỉ Tết của người lao động ở doanh nghiệp tư nhân?
Pháp luật
Các tỉnh bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp đêm giao thừa? Đêm giao thừa bắn pháo hoa lúc mấy giờ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết nguyên đán
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết nguyên đán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết nguyên đán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào