Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn? Nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà của con cháu?
Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn?
Vào dịp Tết Âm lịch chúng ta thường dành tặng cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, cùng với đó thì những câu chúc tết ông bà sẽ mang lại cảm giác càng ấm cúng bên gia đình. Thể hiện được lòng hiếu thảo từ người con, cháu dành cho ông bà của mình.
Do đó, tham khảo lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch dưới đây:
(1) Năm mới đến, con kính chúc ông bà dồi dào sức khỏe, sống lâu trăm tuổi, luôn vui tươi và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả gia đình.
(2) Nhân dịp xuân mới, con kính chúc ông bà một năm an khang, mạnh khỏe, ngày càng hạnh phúc bên con cháu, niềm vui mãi ngập tràn trong mái ấm gia đình.
(3) Năm mới xuân sang, con kính chúc ông bà luôn khỏe mạnh, trẻ trung, và tận hưởng từng khoảnh khắc an vui bên những người thân yêu.
(4) Năm mới Tết đến, con kính chúc ông bà mãi mãi là ngọn lửa yêu thương sưởi ấm gia đình, luôn khỏe mạnh và vui vẻ bên con cháu thân yêu.
(5) Tết đến xuân về, con kính chúc ông bà thịnh vượng, an lạc, mỗi ngày đều tràn ngập tiếng cười và niềm vui hạnh phúc.
(6) Năm mới, con kính chúc ông bà luôn bình an, sức khỏe vững vàng, niềm tin tràn đầy, và mãi là nguồn động viên lớn nhất cho con cháu.
(7) Xuân mới đã về, con kính chúc ông bà sức khỏe dồi dào, tâm an trí sáng, gia đình đoàn viên, và mọi sự đều tròn đầy như ý.
(8) Năm mới, con xin kính chúc ông bà thật nhiều sức khỏe, luôn an vui. Con cảm ơn ông bà vì đã luôn yêu thương, chăm sóc và là tấm gương sáng cho chúng con.
(9) Năm mới xuân sang, con chúc ông bà sức khỏe viên mãn, tinh thần sảng khoái, và luôn ngập tràn hạnh phúc trong năm mới này.
(10) Con kính chúc ông bà một năm mới thật an khang, hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi và mãi là niềm tự hào của con cháu!
(11) Hôm nay, con chúc ông bà hạnh phúc có nhau, dồi dào sức khỏe, hoà thuận dài lâu và mãi luôn sum vầy. Chúc mừng năm mới!
(12) Chúc ông bà vạn sự như ý, tỉ sự như mơ, triệu triệu bất ngờ, không chờ cũng đến!
(13) Tết đến Xuân về, Năm mới đến con (cháu) chúc ông bà có thêm 1 bầu trời sức khỏe, 1 biển cả tình thương và 1 gia đình thịnh vượng.
(14) Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi. Năm mới đến con (cháu) xin chúc ông bà một năm may mắn, sẽ sống lâu thật lâu vui cùng con cháu.
(15) Năm mới xuân sang, con (cháu) xin kính chúc ông bà thêm năm mới càng nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc mãi bên con cháu, là điểm tựa vững chắc cho cả gia đình.
Lưu ý: Thông tin Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn? Chỉ mang tính chất tham khảo!
Tết Âm lịch có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Tết Âm lịch được xem là Tết Nguyên đán. Do đó Tết Âm lịch được xem là ngày lễ lớn ở Việt Nam.
Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn? Nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà của con cháu? (Hình từ Internet)
Vào dịp Tết Âm lịch đi làm sẽ được hưởng lương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Cùng với đó, tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm việc vào ngày nghỉ Tết Âm lịch hưởng nguyên lương thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.
Như vậy, làm việc vào ngày Tết Âm lịch thì tiền lương được tính như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà của con cháu?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Người cao tuổi năm 2009 có quy định như sau:
Theo đó, nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi được quy định như sau:
(1) Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.
(2) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
(3) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.
(4) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.
(5) Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại mục (2) tham gia phụng dưỡng người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được quy định thế nào?
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu thế nào?
- Hồ sơ kê khai trực tuyến khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không còn hiệu lực khi nào?
- Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài có phải phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí không?