Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang xây dựng lán trại không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bị xử phạt như thế nào?
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang xây dựng lán trại có phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang xây dựng lán trại không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bị xử phạt như thế nào?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang xây dựng lán trại không?
Chuyển đổi đất trồng lúa sang xây dựng lán trại có phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm k khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp và đất làm nhà nghỉ, lán, trại thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Căn cứ theo quy định điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai 2013 về chuyển mục đích sử dụng đất:
"Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng."
Như vậy, theo các quy định trên thì khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trường hợp ông A tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang xây dựng lán trại mà không xin phép là trái quy định của pháp luật về đất đai.
Đất trồng lúa
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang xây dựng lán trại không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bị xử phạt như thế nào?
Theo các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
"Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
...
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này."
Theo đó, việc ông A tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang xây dựng lán trại mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép tùy vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép sẽ bị phạt tiền theo quy định trên.
Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có).
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang xây dựng lán trại không?
Theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
"Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm."
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có các quyền theo quy định nêu trên trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên trường hợp ông A không rõ diện tích đất chuyển mục đích trái phép nên không xác định được mức phạt tiền cụ thể, do đó, nếu mức phạt tiền dưới 5.000.000 đồng thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?