Trường trung học phổ thông có 23 lớp tại vùng hải đảo được bố trí ba phó hiệu trưởng có đúng với quy định không?
Các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì gồm những cơ sở nào?
Đầu tiên, hiểu rõ hơn về các cơ sở giáo dục phổ thông công lập được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, bao gồm; Trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường trung học phổ thông; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường phổ thông có nhiều cấp học và trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Như vậy, các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, bao gồm:
+ Trường tiểu học;
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học;
+ Trường trung học cơ sở;
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện;
+ Trường trung học phổ thông chuyên;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh;
+ Trường phổ thông có nhiều cấp học và trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Những nguyên tắc chung để xác định định mức số lượng người làm việc tại trường trung học phổ thông là gì?
Bên cạnh đó, theo Điều 2 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc xác định định mức số lượng người làm việc như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc
1. Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc cụ thể trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đó và hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
2. Định mức số lượng giáo viên trên một lớp quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục khác có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc bố trí, sắp xếp giáo viên phải bảo đảm các trường có đủ giáo viên giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo và mỗi giáo viên dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định.
3. Trường phổ thông có nhiều cấp học áp dụng về định mức số lượng người làm việc như sau:
a) Định mức số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành và các vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ được áp dụng theo cấp học cao nhất có trong nhà trường và được tính trên tổng số lớp của các cấp học;
b) Định mức số lượng người làm việc ở vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên được tính theo định mức giáo viên trên lớp tương ứng với từng cấp học.
4. Đối với các cơ sở giáo dục (không phải trường dành cho người khuyết tật) có lớp dành cho người khuyết tật thì định mức giáo viên thực hiện theo điểm b khoản 3 của Điều 6, Điều 7 và định mức nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thực hiện theo điểm a khoản 7 của Điều 6, Điều 7 của Thông tư này.
5. Các vị trí việc làm quy định tại khoản 3 của Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc để bố trí theo hình thức tuyển dụng viên chức hoặc hợp đồng lao động hoặc thuê khoán công việc; một người có thể kiêm nhiệm nhiều việc.
6. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập có giáo viên được áp dụng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay."
Trường trung học phổ thông có 23 lớp tại vùng hải đảo thì có ba phó hiệu trưởng có được không? (Hình từ Internet)
Trường trung học phổ thông có 23 lớp tại vùng hải đảo thì có ba phó hiệu trưởng có được không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:
“Điều 8. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông
1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng
a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí 03 phó hiệu trưởng;
b) Trường trung học phổ thông có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 10 đến 18 lớp đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 02 phó hiệu trưởng;
c) Trường trung học phổ thông có từ 17 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 9 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng.”
Theo đó, đối với trường trung học phổ thông tại vùng đảo có 23 lớp thì sẽ được bố trí ba phó hiệu trưởng theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?