Hiệu trưởng trường trung học phổ thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Người bị kỷ luật có được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng hay không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông là gì?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ và quyền của Hiệu trưởng như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều lệ này; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ này;
- Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ này. Trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này;
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
- Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Người bị kỷ luật có được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường trung học phổ thông hay không?
Người bị kỷ luật có được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường trung học phổ thông hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông như sau:
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
...
3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học
a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
...
Đồng thời, chị có thể tham khảo cụ thể tại Chương II Quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT để nắm rõ các tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
Như vậy, theo các quy định trên thì không có quy định hạn chế về việc từng bị kỷ luật.
Điều kiện để người bị kỷ luật được bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học phổ thông là gì?
Hiện tại chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, tại từng địa phương sẽ có quy định chi tiết hơn.
Ví dụ tại khoản 2 Điều 5 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, tỉnh Sơn La được ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện bổ nhiệm Hiệu trưởng như sau:
Tiêu chuẩn chung và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; có tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng;
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị; tập hợp và phát huy được sức mạnh của tập thể;
d) Thực hiện và vận động gia đình thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, nơi cư trú;
e) Có khả năng tham mưu thực hiện nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng trụ sở; có mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
g) Có trình độ học vấn phổ thông; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Điều kiện để bổ nhiệm
a) Về tuổi đời: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;
b) Hồ sơ đầy đủ, lý lịch cá nhân rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền xác minh, xác nhận theo quy định;
c) Có sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức trách được giao;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật từ khiển trách trở lên;
đ) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện bổ nhiệm lại
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
b) Đạt tiêu chuẩn của chức vụ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại.
c) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
d) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong các điều kiện để bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học phổ thông là "Không trong thời gian bị kỷ luật từ khiển trách trở lên;" có nghĩa là nếu đã xử lý xong thì không bị hạn chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?