Trường hợp nào được Thanh tra đột xuất của Kiểm toán nhà nước? Quyết định Thanh tra đột xuất của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Trường hợp nào được Thanh tra đột xuất của Kiểm toán nhà nước?
Theo quy định tại Điều 32 Quy trình Thanh tra của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 99/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Các trường hợp thanh tra đột xuất
Thanh tra đột xuất là cuộc thanh tra không nằm trong Kế hoạch thanh tra định kỳ hằng năm đã được Tổng KTNN phê duyệt, được áp dụng trong trường hợp:
1. Khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc KTNN có dấu hiệu vi phạm chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của KTNN.
2. Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.
3. Tổng KTNN yêu cầu.
4. Theo đề nghị của các Phó Tổng KTNN hoặc các đơn vị tham mưu có thông tin phản ánh về chất lượng kiểm toán, có dấu hiệu vi phạm pháp pháp luật và phải được sự đồng ý của Tổng KTNN.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Thanh tra đột xuất của Kiểm toán nhà nước là cuộc thanh tra không nằm trong Kế hoạch thanh tra định kỳ hằng năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, được áp dụng trong trường hợp:
- Khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Kiểm toán nhà nước có dấu hiệu vi phạm chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Kiểm toán nhà nước.
- Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.
- Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu.
- Theo đề nghị của các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc các đơn vị tham mưu có thông tin phản ánh về chất lượng kiểm toán, có dấu hiệu vi phạm pháp pháp luật và phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Trường hợp nào được Thanh tra đột xuất của Kiểm toán nhà nước? Quyết định Thanh tra đột xuất của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?(Hình từ Internet)
Quyết định Thanh tra đột xuất của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 33 Quy trình Thanh tra của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 99/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Quyết định thanh tra đột xuất
Chánh Thanh tra trình Tổng KTNN xin chủ trương về nhân sự đoàn thanh tra, nội dung, phương pháp thanh tra, thời hạn thanh tra, xây dựng kế hoạch thanh tra trình Tổng KTNN phê duyệt, ký quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Theo đó, Chánh Thanh tra trình Tổng Kiểm toán nhà nước xin chủ trương về nhân sự đoàn thanh tra, nội dung, phương pháp thanh tra, thời hạn thanh tra, xây dựng kế hoạch thanh tra trình Tổng KTNN phê duyệt, ký quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Báo cáo kết quả thanh tra của Kiểm toán nhà nước được tổng hợp trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Quy trình Thanh tra của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 99/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Hoạt động thanh tra và báo cáo, kết luận thanh tra
1. Hoạt động của Đoàn thanh tra đột xuất tuân thủ quy trình thanh tra như Đoàn thanh tra theo kế hoạch nêu tại Chương II và Mục 1, Chương III của Quy trình này. Sau khi có quyết định thanh tra đột xuất, Đoàn thanh tra tùy thuộc mục tiêu, nội dung thanh tra lập Kế hoạch tiến hành thanh tra cho phù hợp, gửi Chánh Thanh tra tổ chức thẩm định, trình Tổng KTNN phê duyệt. Kế hoạch tiến hành thanh tra sẽ được thông báo đến đơn vị được thanh tra trước khi tiến hành thanh tra theo đúng quy định.
2. Báo cáo kết quả thanh tra được tổng hợp trên cơ sở biên bản thanh tra đã được ký giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Trong trường hợp không ký được biên bản thanh tra thì báo cáo kết quả thanh tra được tổng hợp trên cơ sở các biên bản làm việc, xác minh, đối chất và các tài liệu khác.
3. Dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của quy trình này.
Như vậy, báo cáo kết quả thanh tra của Kiểm toán nhà nước được tổng hợp trên cơ sở biên bản thanh tra đã được ký giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra.
Trong trường hợp không ký được biên bản thanh tra thì báo cáo kết quả thanh tra được tổng hợp trên cơ sở các biên bản làm việc, xác minh, đối chất và các tài liệu khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?