Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Thức ăn chăn nuôi là gì?
Theo khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?(hình từ internet)
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Theo Điều 41 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như sau:
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
…
Như vậy, theo quy định thì tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử, tuy nhiên có những trường hợp sau có thể nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Giới thiệu tại hội chợ, triển lãm,
- Nuôi thích nghi,
- Nghiên cứu,
- Làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc
- Để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu
Hồ sơ đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm những giấy tờ nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
…
3. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.
…
7. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo mục đích nhập khẩu quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 hoặc 6 Điều này đến Cục Chăn nuôi.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 09.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.
Khi nào phải kiểm tra lại nước xuất khẩu thức ăn chăn nuôi?
Theo Điều 16 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về kiểm tra tại nước xuất khẩu thức ăn chăn nuôi như sau:
Kiểm tra tại nước xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Chăn nuôi phối hợp với đơn vị có liên quan thành lập đoàn kiểm tra tại nước xuất khẩu.
2. Nội dung kiểm tra: Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng thử nghiệm.
3. Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định biện pháp xử lý kết quả kiểm tra đối với từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Chăn nuôi phối hợp với đơn vị có liên quan thành lập đoàn kiểm tra tại nước xuất khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?