Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo đại học phải có từ 9 thành viên đúng không theo Thông tư 04?
- Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo đại học phải có từ 9 thành viên đúng không?
- Nhiệm vụ của các thành viên thuộc Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học được quy định như thế nào?
- 7 bước thực hiện tự đánh giá chất lương chương trình đào tạo đại học được quy định như thế nào?
Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo đại học phải có từ 9 thành viên đúng không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng tự đánh giá
1. Hội đồng tự đánh giá có số lượng thành viên là số lẻ và có ít nhất 9 thành viên, do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) quyết định thành lập cho từng chương trình đào tạo.
2. Thành phần hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng cơ sở đào tạo; các phó chủ tịch là một Phó hiệu trưởng và Trưởng đơn vị chuyên môn có chương trình đào tạo được đánh giá, trong đó có một phó chủ tịch kiêm trưởng ban thư ký; các thành viên khác gồm: đại diện hội đồng trường là người của cơ sở đào tạo, đại diện hội đồng khoa học và đào tạo; lãnh đạo các đơn vị chuyên môn và đơn vị quản lý có liên quan; giảng viên có kinh nghiệm tham gia tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng thuộc chương trình đào tạo được đánh giá; đại diện người học của chương trình đào tạo được đánh giá;
b) Hội đồng tự đánh giá có ban thư ký giúp việc, bao gồm người của đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục, lãnh đạo đơn vị và các giảng viên của chương trình đào tạo được đánh giá và người của các đơn vị liên quan khác; trưởng ban thư ký là phó chủ tịch hội đồng;
...
Theo đó, Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo đại học phải có ít nhất 9 thành viên và số lượng thành viên phải là số lẻ, do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) quyết định thành lập cho từng chương trình đào tạo.
Lưu ý: Thành phần hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng cơ sở đào tạo;
- Các phó chủ tịch là một Phó hiệu trưởng và Trưởng đơn vị chuyên môn có chương trình đào tạo được đánh giá, trong đó có một phó chủ tịch kiêm trưởng ban thư ký;
- Các thành viên khác gồm:
+ Đại diện hội đồng trường là người của cơ sở đào tạo, đại diện hội đồng khoa học và đào tạo;
+ Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn và đơn vị quản lý có liên quan;
+ Giảng viên có kinh nghiệm tham gia tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng thuộc chương trình đào tạo được đánh giá;
+ Đại diện người học của chương trình đào tạo được đánh giá.
Hội đồng tự đánh giá có ban thư ký giúp việc, bao gồm người của đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục, lãnh đạo đơn vị và các giảng viên của chương trình đào tạo được đánh giá và người của các đơn vị liên quan khác; trưởng ban thư ký là phó chủ tịch hội đồng.
Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo đại học phải có từ 9 thành viên đúng không theo Thông tư 04? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của các thành viên thuộc Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của các thành viên hội đồng tự đánh giá như sau:
- Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về các hoạt động của hội đồng và kết quả tự đánh giá; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, trong đó xác định những công việc phải thực hiện tương ứng với từng tiêu chuẩn đánh giá, thời gian bắt đầu và kết thúc, người chịu trách nhiệm chính và những người phối hợp; triệu tập và điều hành các phiên họp của hội đồng; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin, minh chứng, đánh giá kết quả đạt được của từng tiêu chí và viết báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá và phê duyệt báo cáo tự đánh giá;
- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công; khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền, có nhiệm vụ điều hành hội đồng và chịu trách nhiệm về công việc được ủy quyền;
- Các thành viên khác của hội đồng có nhiệm vụ thực hiện những công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được phân công.
7 bước thực hiện tự đánh giá chất lương chương trình đào tạo đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định quy trình tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước sau đây:
- Thành lập hội đồng tự đánh giá.
- Lập kế hoạch tự đánh giá.
- Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.
- Tự đánh giá mức đạt của các tiêu chí.
- Viết báo cáo tự đánh giá.
- Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025 đẹp, chuẩn? Thông báo mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025?
- DIFF Đà Nẵng là gì? Bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 tổ chức ở đâu? Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng?
- Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế mới nhất 2025? Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế ở đâu?
- Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
- Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?