Trường hợp nào chủ công trình quan trắc khí tượng thủy văn cần cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn?
Trường hợp nào chủ công trình quan trắc khí tượng thủy văn cần cung cấp thông tin, dữ liệu?
Trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng được căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 13/2023/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Nội dung cung cấp thông tin, dữ liệu
1. Chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2020/NĐ-CP, trong đó nội dung thông tin, dữ liệu, gồm: tên trạm, mã trạm, địa chỉ trạm, vị trí (tọa độ) trạm; số liệu quan trắc hoặc tính toán của các yếu tố tại trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng. Cung cấp 01 lần cho đơn vị thu nhận thông tin, dữ liệu về mã trạm, tên trạm, địa chỉ trạm, vị trí trạm và phải thông báo kịp thời khi có thay đổi.
...
Theo quy định nêu trên thì chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn.
Trước đây, trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng được căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Nội dung và trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu
1. Thông tin, dữ liệu cung cấp gồm siêu dữ liệu và dữ liệu các yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng.
2. Chủ công trình thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này và các chủ công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng khác cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP.
3. Trách nhiệm về cung cấp thông tin, dữ liệu:
a) Lập danh mục, khối lượng thông tin, dữ liệu cung cấp;
b) Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu trước khi cung cấp;
c) Cung cấp siêu dữ liệu lần đầu, khi có thay đổi thông tin thông báo kịp thời cho cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu;
d) Cung cấp dữ liệu cho cơ quan thu nhận đúng cấu trúc, định dạng;
đ) Trong quá trình cung cấp thông tin, dữ liệu nếu gặp sự cố thông báo cho cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu lý do và biện pháp khắc phục.
4. Khuyến khích chủ công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật khí tượng thủy văn cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Theo đó, chủ công trình thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) và các chủ công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng khác cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn, cụ thể:
Tần suất, phương pháp quan trắc khí tượng thủy văn
1. Tần suất quan trắc:
a) Đối với các công trình thuộc đối tượng phải quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật khí tượng thủy văn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2016/NĐ-CP);
…
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2020/NĐ-CP) quy định về công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn như sau:
Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn
1. Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật khí tượng thủy văn gồm:
a) Sân bay dân dụng;
b) Đập, hồ chứa nước thuộc loại quan trọng đặc biệt, loại lớn, loại vừa theo quy định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông (sau đây gọi tắt là đập, hồ chứa);
c) Bến cảng thuộc cảng biển loại I và loại II theo danh mục cảng biển, bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải công bố.
Trường hợp cảng biển có nhiều bến cảng thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, tổ chức lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ quan khí tượng thủy văn tại địa phương khu vực cảng biển quyết định lựa chọn, chỉ định một hoặc một số bến cảng có tính đại diện về điều kiện tự nhiên khí tượng thủy văn cho khu vực cảng biển để tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này. Các bến cảng còn lại được quyền khai thác, chia sẻ thông tin quan trắc và có nghĩa vụ đóng góp kinh phí theo tỷ lệ bình quân để thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.
Bến cảng thuộc cảng quân sự thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
d) Cầu có khẩu độ thông thuyền từ 500 mét trở lên;
đ) Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp;
e) Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch;
g) Vườn quốc gia;
h) Tuyến đường cao tốc tại khu vực thường xuyên có thời tiết nguy hiểm được xác định theo phân vùng rủi ro thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và được cập nhật định kỳ 3 năm một lần;
i) Cảng thủy nội địa tổng hợp loại I trở lên;
k) Công trình mang tính chất đặc thù gồm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn thuộc các cụm Dịch vụ Kinh tế - Kỹ thuật (DK1), sân bay quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
Theo đó, chủ công trình thuộc đối tượng quy định nêu trên cần cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn.
Ngoài ra, cũng khuyến khích chủ công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Khí tượng thủy văn 2015 cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia, cụ thể:
Các công trình khi xây dựng, khai thác chịu tác động hoặc gây tác động đến điều kiện khí tượng thủy văn mà có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng, tài sản của cộng đồng thì chủ công trình phải tổ chức quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Luật Khí tượng thủy văn 2015.
Trường hợp nào chủ công trình quan trắc khí tượng thủy văn cần cung cấp thông tin, dữ liệu? (Hình từ Internet)
Cơ quan có quyền thu nhập thông tin, dữ liệu của chủ công trình quan trắc khí tượng thủy văn là ai?
Cơ quan có quyền thu nhập thông tin, dữ liệu của chủ công trình quan trắc khí tượng thủy văn được căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Thông tư 13/2023/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng cung cấp cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn.
...
Trước đây, cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng được căn cứ theo Điều 11 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) quy định như sau:
Cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng cung cấp cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn địa phương.
3. Cơ quan tiếp nhận thông tin, dữ liệu có trách nhiệm:
a) Tổ chức tiếp nhận thông tin, dữ liệu, kiểm tra danh mục, khối lượng, cấu trúc, định dạng, mức độ an toàn thông tin, dữ liệu;
b) Khi phát hiện thông tin, dữ liệu không đảm bảo an toàn, chưa đúng thời gian cung cấp, cấu trúc, định dạng, không đúng danh mục, khối lượng theo quy định, cơ quan thu nhận thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân để có biện pháp khắc phục;
c) Thông báo kết quả thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng.
Theo đó, cơ quan có quyền thu nhập thông tin, dữ liệu của chủ công trình quan trắc khí tượng thủy văn, cụ thể:
- Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng cung cấp cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu nhận thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn địa phương.
Có bao nhiêu phương thức dùng để cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn?
Phương thức cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng được căn cứ theo Điều 11 Thông tư 13/2023/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Phương thức cung cấp thông tin, dữ liệu
1. Việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 48/2020/NĐ-CP, trong đó:
a) Đối với phương thức cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn qua mạng Internet, thực hiện theo một trong các phương thức sau: Sử dụng giao thức truyền tải tập tin FTP để truyền tải thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn hoặc qua hộp thư điện tử do Tổng cục Khí tượng Thủy văn cung cấp. Chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 48/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng khác có trách nhiệm phối hợp, thống nhất với cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu (qua hộp thư điện tử) để được cung cấp địa chỉ IP, cấu hình máy chủ và hướng dẫn kết nối với hệ thống truyền số liệu;
b) Đối với phương thức cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn bằng văn bản, vật mang tin thực hiện giao nộp trực tiếp tại cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu. Mẫu giấy giao nộp thông tin, dữ liệu được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong quá trình cung cấp thông tin, dữ liệu, trường hợp g p sự cố, chủ công trình phải chủ động khắc phục và thông báo cho cơ quan thu nhận thông tin, dữ liệu bằng văn bản hoặc thư điện tử (email) về nguyên nhân và các biện pháp khắc phục sự cố, nêu rõ kế hoạch thực hiện, thời gian khắc phục sự cố gián đoạn này.
Trước đây, phương thức cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng được căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) quy định như sau:
Thời gian, cấu trúc, phương thức cung cấp, thu nhận thông tin, dữ liệu
…
3. Phương thức cung cấp:
a) Phương thức cung cấp thông tin, dữ liệu cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP;
b) Phương thức cung cấp thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 48/2020/NĐ-CP) như sau:
Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn
…
4. Việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn thực hiện theo quy định về chuẩn dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bằng một hoặc nhiều phương thức sau:
a) Văn bản, vật mang tin;
b) Phương tiện thông tin chuyên dùng;
c) Mạng internet;
d) Mạng thông tin công cộng;
đ) Thông tin trực tiếp qua điện thoại;
e) Phương thức khác theo thống nhất giữa bên cung cấp và bên thu nhận thông tin, dữ liệu.
Theo đó, việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn bằng một hoặc nhiều phương thức trong 06 phương thức sau:
- Văn bản, vật mang tin;
- Phương tiện thông tin chuyên dùng;
-Mạng internet;
- Mạng thông tin công cộng;
- Thông tin trực tiếp qua điện thoại;
- Phương thức khác theo thống nhất giữa bên cung cấp và bên thu nhận thông tin, dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?