Công văn 759 Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 2026 trên địa bàn Hà Nội?
Công văn 759 Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 2026 trên địa bàn Hà Nội?
Ngày 14/3/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có Công văn 759/SGDĐT - QLT về hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 - 2026.
TẢI VỀ Công văn 759 Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 2026 tại Hà Nội
Theo đó, việc tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 2026 trên địa bàn Hà Nội được thực hiện như sau:
(1) Tuyển sinh vào các trường mầm non
- Các trường thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh, tuyến tuyển sinh, thời gian tuyển sinh trẻ mầm non ở từng độ tuổi và tổ chức tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn dân cư theo quy định.
- Phối hợp với UBND phường, xã, thị trấn; các đơn vị khác trên địa bàn, dưới sự chỉ đạo của UBND phường, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tổ dân phố, thôn, xóm về công tác tuyển sinh trong đó nêu rõ tuyển tuyễn sinh, hình thức tuyền sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh ở từng độ tuổi để cha mẹ của trẻ hiểu rõ, tránh gây áp lực trong công tác tuyển sinh, đưa trẻ đến trường nhập học theo đúng độ tuổi và tuyến tuyển sinh quy định. Đảm bảo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn.
- Số trẻ trong một nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thực hiện theo quy định tại Điều 15 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp số trẻ trên địa bàn đăng ký học vượt quá quy định tại Điều 15 thì số trẻ trong mỗi nhóm, lớp có thể tăng thêm nhưng phải đảm bảo được tỷ lệ số giáo viên/trẻ/lớp theo quy định tại Điều lệ và diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đảm bảo theo qui định. Các trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tuyển sinh theo đúng chỉ tiêu và kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Hồ sơ tuyển sinh
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu M02) đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp; in phiếu trên hệ thống đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến;
+ Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ.
- Các trường mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ.
(2) Tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6
- Địa bàn tuyển sinh: theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định cho các trường trên địa bàn.
- Đối tượng
Tuyển sinh vào lớp 6: Học sinh hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2, trong độ tuổi vào học lớp 6 theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Tuổi tuyển sinh
Lớp 1: Tuổi của trẻ vào học lớp 1 là 6 tuổi (sinh năm 2019). Trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi; không được nhận trẻ thiếu tuổi vào lớp 1.
Lớp 6:
+ Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi (sinh năm 2014);
+ Những trường hợp đặc biệt:
Những học sinh được học vượt lớp hoặc học sinh được vào học tiểu học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định ở tiểu học thì tuổi vào lớp 6 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm hoàn thành chương trình tiểu học; học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
- Phương thức tuyển sinh:
+ Thực hiện phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định; tiếp tục sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn Thành phố.
+ Đối với các trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến (trường được UBND Thành phố công nhận trường chất lượng cao; trường tư thục) và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu: thực hiện phương thức xét tuyển theo tiêu chí sử dụng kết quả học tập, kết quả rèn luyện cấp tiểu học hoặc kết quả đánh giá năng lực học sinh theo các hình thức: hỏi-đáp, viết, thuyết trình...
Căn cứ điều kiện thực tiễn, các trường THCS báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo kế hoạch tuyển sinh trình UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt. Các quận, huyện, thị xã quy định hình thức đánh giá năng lực học sinh (nếu có) bảo đảm việc tuyển sinh thực hiện công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Hồ sơ tuyển sinh
Lớp 1:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển vào lớp 1 (theo mẫu M02) đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp hoặc in phiếu trên hệ thống đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến;
+ Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
+ Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Lớp 6:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển vào lớp 6 (theo mẫu M02) đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp hoặc in phiếu trên hệ thống đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến;
+ Bản chính học bạ cấp tiểu học hoặc các hồ sơ khác có giá trị thay thế học bạ;
+ Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
+ Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Tuyển sinh vào các trường tư thục
+ Không phân tuyến tuyển sinh đối với các trường tư thục. Tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của mỗi trường, nhà trường xây dựng phương thức tuyển sinh hợp lý theo đúng quy định, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo để trình UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt;
+ Căn cứ vào cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhà trường đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường;
+ Các trường phải niêm yết công khai thủ tục nhập học, quyền và nghĩa vụ của học sinh, cha mẹ học sinh trước khi làm thủ tục nhập học cho học sinh. Các trường tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
*Trên đây là thông tin về "Công văn 759 Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 2026 trên địa bàn Hà Nội?"
Công văn 759 Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 2026 trên địa bàn Hà Nội? (Hình từ Internet)
Giáo viên trường mầm non phải đảm bảo có thái độ ứng xử đối với học sinh như thế nào?
Giáo viên trường mầm non phải đảm bảo có thái độ ứng xử đối với học sinh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT như sau:
Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
...
Theo đó, giáo viên mầm non phải đảm bảo có thái độ ứng xử đối với học sinh như sau:
Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
Ngoài ra, giáo viên mầm non phải đảm bảo có thái độ ứng xử như sau:
- Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên trường mầm non là gì?
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên trường mầm non được quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 như sau:
(1) Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
(2) Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sát hạch mới nhất theo Nghị định 160? Cấp lại Giấy phép sát hạch thông qua thủ tục nào?
- Bài văn đóng vai nàng tiên cá và kể lại cuộc đời của nàng tiên cá lớp 6 hay nhất, sáng tạo?
- Gợi ý các hoạt động tổ chức cho học sinh trung học cơ sở nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì khi học tại trường?
- Có được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh không? Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu nào?
- Tuyển tập truyện cười ngày Cá tháng Tư? Ngày Cá tháng tư có phải là ngày nghỉ lễ ở Việt Nam không?