Trường hợp giảng viên đại học sinh con thứ ba, đã bị nhà trường xử lý kỷ luật thì có bị địa phương nơi cư trú có xử lý gì nữa hay không?

Trường tôi có một giảng viên đại học đã vào biên chế được mấy năm. Tuy nhiên về phía hội đồng kỷ luật nhà trường đã ra quyết định kỷ luật với giảng viên đó. Nên tôi muốn hỏi là sinh con thứ ba như vậy sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức độ nào? Và có bị địa phương nơi cư trú xử lý gì nữa không?

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nào đối với giảng viên đại học sinh con thứ ba?

Theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau:

- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

- Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

- Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

- Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

- Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;

- Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Như vậy, giảng viên đại học sinh con thứ ba sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách.

Xử lý kỷ luật, sinh con thứ ba

Xử lý kỷ luật, sinh con thứ ba

Giảng viên đại học sinh con thứ ba thì bị kéo dài thời hạn nâng lương mấy tháng?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

- Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:

+ Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

+ Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

+ Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

- Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:

+ Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

+ Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.

- Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.

- Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

- Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này"

Theo đó, giảng viên đại học bị xử lý kỷ luật khiển trách sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương 3 tháng.

Giảng viên đại học sinh con thứ ba thì có bị địa phương nơi cư trú xử lý gì không?

Về vấn đề xử lý ở địa phương đối với trường hợp sinh con thứ ba, thực tế phải căn cứ vào việc địa phương có quy định hay không.

Một số địa phương có ban hành văn bản điều chỉnh cho vấn đề về dân số.

Nếu địa phương không có quy định thì chỉ xử phạt tại cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng.

Sinh con thứ ba
Xử lý kỷ luật
Giảng viên đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học?
Pháp luật
Quy định 69-QĐ/TW : Đảng viên sinh con thứ 3 có còn bị kỷ luật vì vi phạm chính sách dân số không?
Pháp luật
Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn chuyên trách trong tổ chức công đoàn mới nhất?
Pháp luật
Đảng viên khi sinh con thứ 3 thì trong bao lâu sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Xử lý kỷ luật đối với hành vi không quy định trong nội quy lao động nhưng có quy định trong hợp đồng lao động có được không?
Pháp luật
Việc xem xét quyết định kỷ luật công đoàn được thực hiện bằng hình thức gì? 03 trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đoàn viên công đoàn?
Pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính khi cán bộ, công chức có quyết định kỷ luật về đảng?
Pháp luật
Giảng viên đại học là người thế nào? Giảng viên đại học không được thực hiện những hành vi nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn để trở thành giảng viên chính có bắt buộc phải tham gia biên soạn giáo trình đào tạo trình độ đại học không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có thể là cá nhân không? Nếu có thì phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
Pháp luật
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi bị bệnh tâm thần theo quy định trong bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh con thứ ba
1,042 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh con thứ ba Xử lý kỷ luật Giảng viên đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh con thứ ba Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào