Trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó có thuộc về người trục vớt?

Tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển được xếp vào loại tài sản nào? Trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó có thuộc về người trục vớt? câu hỏi của chị Chi (Hà Nội).

Tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển được xếp vào loại tài sản nào?

Căn cứ Điều 276 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Tài sản chìm đắm
1. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trong vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.
2. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là tài sản chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, ảnh hưởng tới tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, trường hợp tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển được xếp vào loại tài sản chìm đắm.

Trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó có thuộc về người trục vớt?

Trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó có thuộc về người trục vớt? (hình từ internet)

Người tìm được tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển được hưởng tiền công ra sao?

Tại Điều 283 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Xử lý tài sản trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển
1. Việc xử lý tài sản trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 282 của Bộ luật này.
2. Người tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển được hưởng tiền công theo nguyên tắc tương tự về tiền công cứu hộ hàng hải, nếu đã thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết chậm nhất là khi giao tài sản về yêu cầu của mình.
3. Người tìm thấy, bảo quản tài sản dạt vào bờ biển được hưởng một khoản tiền thưởng và bồi hoàn chi phí bảo quản không quá 30% giá thị trường của tài sản đó, nếu đã thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết chậm nhất là khi giao tài sản về yêu cầu của mình.

Chiếu theo quy định này thì người tìm được tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển được hưởng tiền công theo nguyên tắc tương tự về tiền công cứu hộ hàng hải.

Cụ thể tại Điều 272 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về việc phân chia tiền công cứu hộ hàng hải như sau:

Phân chia tiền công cứu hộ hàng hải
1. Tiền công cứu hộ được chia đều giữa chủ tàu và thuyền bộ của tàu cứu hộ, sau khi trừ chi phí, tổn thất của tàu và chi phí, tổn thất của chủ tàu hoặc của thuyền bộ liên quan đến hành động cứu hộ.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với tàu cứu hộ chuyên dùng.
2. Trong trường hợp có nhiều tàu cùng tham gia cứu hộ thì việc phân chia tiền công cứu hộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ tàu biển Việt Nam.

Như vậy, người tìm được tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển được hưởng tiền công như tại quy định trên.

Trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó có thuộc về người trục vớt?

Theo Điều 283 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Xử lý tài sản trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển
1. Việc xử lý tài sản trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 282 của Bộ luật này.
...

Dẫn chiếu đến Điều 282 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Xử lý tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được
1. Trường hợp ngẫu nhiên trục vớt được tài sản trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc khi đưa tài sản ngẫu nhiên trục vớt được vào nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam, người trục vớt phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này về thời điểm, địa điểm và các sự kiện liên quan khác; bảo vệ tài sản đó đến khi giao lại cho chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết, nếu có điều kiện.
2. Trường hợp tài sản trục vớt quy định tại khoản 1 Điều này thuộc loại mau hỏng hoặc khi chi phí cho việc bảo quản tài sản là quá lớn thì người trục vớt có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 279 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo mà chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản hoặc không thanh toán các khoản nợ thì người trục vớt có nghĩa vụ giao nộp tài sản đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo mà chủ tài sản quy định tại khoản 3 Điều này không có hành động gì để bảo vệ quyền lợi của mình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 279 của Bộ luật này.
5. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người trục vớt được hưởng tiền công trục vớt và nhận lại chi phí liên quan khác theo các nguyên tắc tương tự về tiền công cứu hộ hàng hải.
6. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu với quy định này trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì người trục vớt có nghĩa vụ giao nộp tài sản đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.

Như vậy, trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó không thuộc về người trục vớt.

Vùng nước cảng biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án nạo vét vùng nước cảng biển
Pháp luật
Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
Pháp luật
Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải là mẫu nào?
Pháp luật
Vùng đón trả hoa tiêu là gì? Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm gì?
Pháp luật
Tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có cần phải có Giấy chứng nhận dung tích tàu biển không?
Pháp luật
Hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển bao gồm những hệ thống nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp thì tổ chức có phương tiện này có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Vùng nước cảng biển là gì? Lực lượng, phương tiện nào tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển?
Pháp luật
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó có thuộc về người trục vớt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vùng nước cảng biển
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,403 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng nước cảng biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng nước cảng biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào