Trường hợp cá nhân bán lẻ thuốc lá mà không có giấy phép do Phòng Công thương cấp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP và bởi Khoản 14 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;
Cá nhân bán lẻ thuốc lá mà không có giấy phép do Phòng Công thương cấp
UBND huyện cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá đúng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá như sau:
- Bộ Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
- Sở Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
- Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
Theo đó, UBND huyện không có thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá mà Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế sẽ phụ trách việc cấp phép.
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP thì trình tự thủ tục cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá như sau:
Bước 1: Thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá đề nghị cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thương nhân lưu 01 bộ;
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Bước 3: Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
Bán lẻ thuốc lá mà không có giấy phép do Phòng Công thương cấp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này."
Theo đó, bán lẻ thuốc lá mà không có giấy phép do Phòng Công thương cấp sẽ bị xử phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức xử phạt đối với cá nhân còn tổ chức thì gấp đôi (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Đồng thời buộc nộp lại số lợi thu được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?