Trưởng Công an huyện trong Công an nhân dân phải là người mang cấp bậc hàm gì? Thượng tá Công an nhân dân có thể phục vụ đến năm bao nhiêu tuổi?
Trưởng Công an huyện phải là người mang cấp bậc hàm gì trong Công an nhân dân?
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân được căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018, được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
...
e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
...
4. Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị trực thuộc Bộ Công an có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trung đoàn trưởng ở đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội và Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, tổ chức cán bộ, công tác đảng và công tác chính trị, Trưởng Công an quận, thành phố thuộc Công an thành phố Hà Nội và Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
Căn cứ vào điểm e khoản 1 nêu trên thì người giữ chức vụ Trưởng Công an huyện (cấp huyện) có thể có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tá. Tức là sĩ quan có cấp bậc hàm thấp hơn cũng có thể được bổ nhiệm làm Trưởng Công an huyện (cấp huyện).
Tuy nhiên, Trưởng Công an quận, thành phố thuộc Công an thành phố Hà Nội và Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên, tức là phải có cấp bậc hàm Đại tá.
Trước đây, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân được căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
...
e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
...
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật này.
3. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và trường hợp đặc biệt được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, Trưởng Công an quận thuộc Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
Căn cứ vào điểm e khoản 1 nêu trên thì người giữ chức vụ Trưởng Công an huyện (cấp huyện) sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tá. Tức là sĩ quan có cấp bậc hàm thấp hơn cũng có thể được bổ nhiệm làm Trưởng Công an huyện (cấp huyện).
Tuy nhiên, Trưởng Công an quận thuộc Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên, tức là phải có cấp bậc hàm Đại tá.
Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Thượng tá Công an nhân dân có thể phục vụ đến năm bao nhiêu tuổi?
Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân được căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 30 Luật Công an nhân dân 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau:
a) Hạ sĩ quan: 47;
b) Cấp úy: 55;
c) Thiếu tá, Trung tá: nam 57, nữ 55;
d) Thượng tá: nam 60, nữ 58;
đ) Đại tá: nam 62, nữ 60;
e) Cấp tướng: nam 62, nữ 60.
1a. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của nam sĩ quan quy định tại điểm đ và điểm e, nữ sĩ quan quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo lộ trình về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động như quy định của Bộ luật Lao động.
2. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 62 đối với nam và 60 đối với nữ.
Trường hợp đặc biệt sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này có thể được kéo dài tuổi phục vụ hơn 62 đối với nam và hơn 60 đối với nữ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài tuổi phục vụ hơn 62 đối với nam và hơn 60 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.
5. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm, nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ trên quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân cấp bậc hàm Thượng tá là 60 tuổi đối với nam và 58 tuổi đối với nữ.
Tuy nhiên, hạn tuổi phục vụ cao nhất của nữ sĩ quan cấp bậc hàm Thượng tá thực hiện theo lộ trình về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động như quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Lưu ý:
- Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan Công an nhân dân cấp bậc hàm Thượng tá nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 62 đối với nam và 60 đối với nữ.
- Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài tuổi phục vụ hơn 62 đối với nam và hơn 60 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.
Trước đây, hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân được căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 30 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau:
a) Hạ sĩ quan: 45;
b) Cấp úy: 53;
c) Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;
d) Thượng tá: nam 58, nữ 55;
đ) Đại tá: nam 60, nữ 55;
e) Cấp tướng: 60.
2. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại điểm b, điểm c và nam sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 60 đối với nam và 55 đối với nữ.
4. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ hơn 60 đối với nam và hơn 55 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.
5. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm, nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Thượng tá Công an nhân dân có thể phục vụ đến 58 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
- Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại điểm b, điểm c và nam sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều 30 Luật Công an nhân dân 2018 nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 60 đối với nam và 55 đối với nữ.
- Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ hơn 60 đối với nam và hơn 55 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của Thượng tá Công an nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 31 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
+ Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh;
+ Trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
Như vậy, Thượng tá Công an nhân dân nói riêng hay lực lượng Công an nhân dân nói chung có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?