Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra tại đâu? Kịch bản chương trình có bao nhiêu phần?
Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra tại đâu? Kịch bản chương trình có bao nhiêu phần?
Ngày 21/4/2024, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1190/QĐ-BVHTTDL năm 2025 Tải về Phê duyệt dịch bản Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh" kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
Theo Điều 1 Quyết định 1190/QĐ-BVHTTDL năm 2025 quy định như sau:
Phê duyệt kịch bản Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam (Kịch bản chi tiết kèm theo).
- Thời gian biểu diễn: Tháng 5 năm 2025.
- Địa điểm biểu diễn: Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội
Như vậy, Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) sẽ diễn ra tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian vào tháng 5/2025.
Nội dung Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) gồm có 3 phần:
Phần I: Người đi tìm hình của nước.
Phần II: Trở về
Phần III: Người là niềm tin tất thắng
Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra tại đâu? Kịch bản chương trình có bao nhiêu phần? (Hình từ Internet)
Mục đích ý nghĩa khi tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Theo Mục I Kịch bản ban hành kèm theo Quyết định 1160/QĐ-BVHTTDL năm 2025 Tải về, mục đích ý nghĩa khi tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 – 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam phối hợp tổ chức xây dựng và biểu diễn Chương trình Nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”.
Chương trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, nhằm thể hiện lòng tri ân sâu nặng và tình cảm kính yêu vô hạn của Nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng Giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, Chương trình nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng mạng và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến đông đảo quần chúng Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bên cạnh việc tổ chức Chương trình là hành động thiết thực cổ vũ các hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục học tập 2 và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, vì mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trong không gian lắng đọng của nghệ thuật, chúng ta cùng nhau hát mãi về Người – Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc. Bằng âm nhạc, lời ca, tiếng hát, điệu múa và những thước phim tư liệu quý giá, Chương trình nghệ thuật sẽ tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vinh quang của Bác.
Từ làn điệu dân ca êm đềm của quê hương xứ Nghệ, ta thấy tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung với những khát vọng lớn lao. Rồi từng bước chân Người đi qua bốn bể năm Châu tìm đường cứu nước hiện lên trong khúc tráng ca hùng tráng. Những năm tháng bôn ba, những ngày gian khổ trong chốn lao tù hay khi lãnh đạo cách mạng bùng lên như sóng triều dâng, tất cả được khắc họa sinh động qua những giai điệu bất hủ như Người là niềm tin tất thắng, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó…
Điệu múa của những nghệ sĩ như kể lại từng bước đi thanh cao, giản dị của Bác, những hình ảnh tư liệu tái hiện nụ cười hiền từ, ánh mắt tràn đầy yêu thương của Người với đồng bào, chiến sĩ. Và ca khúc vang lên, như lắng lại trong niềm xúc động thiêng liêng, lòng kính yêu vô hạn dành cho Người. Dẫu Bác đã đi xa, nhưng tư tưởng, đạo đức và tình yêu của Người vẫn mãi soi sáng con đường đất nước. Hát mãi về Người, chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, lòng tự hào để tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, như ước nguyện trọn đời của Bác Hồ kính yêu!
Thế nào là hoạt động biểu diễn nghệ thuật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật.
...
Như vậy, hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp đến công chúng, là hoạt động nghệ thuật biểu diễn.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiến thức về 30 4? Kiến thức lịch sử cơ bản về ngày 30 4 trước thềm concert quốc gia? Trực tuyến lễ diễu binh diễu hành ngày 30 4?
- Vụ Pháp chế trực thuộc Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu gì? Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm ra sao?
- Diễu binh tiếng Trung là gì? Xem diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam trên kênh nào?
- 09 Điều cần lưu ý khi đi xem diễu binh diễu hành ngày 30 tháng 4 kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
- Kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài bao nhiêu năm? Xe tăng mang số hiệu bao nhiêu húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập?