Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải là người thường trú tại Việt Nam đúng không?
Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài có được sử dụng con dấu không?
Căn cứ theo Điều 76 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền và nghãi vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
4. Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
7. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền sở hữu và sử dụng con dấu mang tên của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài có được sử dụng con dấu không? (Hình từ Internet)
Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải là người thường trú tại Việt Nam đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 63/2011/NĐ-CP về cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức trọng tài nước ngoài muốn thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải có hồ sơ đề nghị thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Hồ sơ thành lập Chi nhánh gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
a) Đơn đề nghị thành lập Chi nhánh;
b) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của Tổ chức trọng tài nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản giới thiệu về hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
d) Bản sao có chứng thực Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
đ) Bản sao có chứng thực Quyết định cử trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh; Trưởng Chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam;
e) Danh sách trọng tài viên, nhân viên dự kiến làm việc tại Chi nhánh.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Trưởng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải là người thường trú tại Việt Nam.
Trường hợp Trưởng Chi nhánh không phải là người thường trú tại Việt Nam thì hồ sơ thành lập Chi nhánh sẽ không được xem xét hoặc bị từ chối cấp Giấy phép.
Cơ quan nào có thẩm quyền cập nhật thông tin về Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 63/2011/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của Trung tâm trọng tài.
2. Cập nhật thông tin về Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
3. Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động, việc lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài.
5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức trọng tài, trọng tài viên theo thẩm quyền.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài.
...
Theo đó, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật thông tin về Tổ chức trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Do đó, Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền cập nhật thông tin về Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?