Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hoạt động dưới mấy hình thức? Tên Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải được đặt như thế nào?
Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hoạt động dưới mấy hình thức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
2. Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
Như vậy, theo quy định trên, Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động dưới 1 trong 2 hình thức sau đây:
(1) Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
(2) Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
Theo đó, tại Điều 73 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hoạt động dưới mấy hình thức? Tên Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải được đặt như thế nào? (Hình từ Internet)
Tên Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải được đặt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định tên Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài như sau:
Tên Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài
1. Tên Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
2. Tên của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
3. Tên Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định về cách đặt tên nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, tên Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài khi đặt tên phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của Tổ chức trọng tài nước ngoài và phải đảm bảo phù hợp với quy định về cách đặt tên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
4. Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
7. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
9. Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.
10. Trả thù lao cho Trọng tài viên.
11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
12. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
13. Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
14. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
15. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên, chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
(2) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
(4) Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(5) Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(6) Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
(7) Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
(8) Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
(9) Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.
(10) Trả thù lao cho Trọng tài viên.
(11) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
(12) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
(13) Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
(14) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
(15) Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sẽ có quyền lợi như thế nào?
- Hợp đồng thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có nội dung như thế nào? Mẫu hợp đồng thuê nhà mới nhất?
- Game đánh bài online sẽ bị xóa từ ngày 25/12/2024 có đúng không? Game đánh bài online thuộc trò chơi điện tử loại gì?
- Lưu ý trường hợp và thời gian tạm đình chỉ công việc người lao động? Bị tạm đình chỉ công việc thì khiếu nại với ai?
- Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam?