Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như thế nào?
Trưởng Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của Trưởng Ban Thanh tra nhân dân
1. Chịu trách nhiệm chung về các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
2. Xây dựng chương trình công tác và phân công theo dõi, chịu trách nhiệm chính các lĩnh vực công tác đối với các thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
3. Tổ chức và điều hành các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân.
4. Xử lý các đơn, thư và các ý kiến của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương gửi đến Ban Thanh tra nhân dân và tham gia các cuộc họp về các vấn đề liên quan khi có yêu cầu.
5. Quyết định cuối cùng đối với các vấn đề được thảo luận tại các cuộc họp và ký quyết nghị giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
Theo đó, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm chung về các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
- Xây dựng chương trình công tác và phân công theo dõi, chịu trách nhiệm chính các lĩnh vực công tác đối với các thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
- Tổ chức và điều hành các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân.
- Xử lý các đơn, thư và các ý kiến của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương gửi đến Ban Thanh tra nhân dân và tham gia các cuộc họp về các vấn đề liên quan khi có yêu cầu.
- Quyết định cuối cùng đối với các vấn đề được thảo luận tại các cuộc họp và ký quyết nghị giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
Phó Trưởng Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 7 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban Thanh tra nhân dân
1. Được phân công chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực công tác được phân công.
2. Ghi và lưu giữ biên bản các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để làm cơ sở cho việc ra quyết nghị giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
3. Phụ trách công tác xác minh, làm rõ một số vụ, việc cụ thể khi được giao theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này và đôn đốc việc thực hiện các quyết nghị có liên quan đã được thông qua.
4. Phụ trách lĩnh vực kinh phí, phương tiện cần thiết bảo đảm công tác của Ban Thanh tra nhân dân theo các quy định của pháp luật.
5. Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo, điều hành công việc của Ban Thanh tra nhân dân khi Trưởng Ban đi công tác vắng.
Theo đó, Phó Trưởng Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như sau:
- Được phân công chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực công tác được phân công.
- Ghi và lưu giữ biên bản các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để làm cơ sở cho việc ra quyết nghị giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
- Phụ trách công tác xác minh, làm rõ một số vụ, việc cụ thể khi được giao theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này và đôn đốc việc thực hiện các quyết nghị có liên quan đã được thông qua.
- Phụ trách lĩnh vực kinh phí, phương tiện cần thiết bảo đảm công tác của Ban Thanh tra nhân dân theo các quy định của pháp luật.
- Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo, điều hành công việc của Ban Thanh tra nhân dân khi Trưởng Ban đi công tác vắng.
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc của Ban Thanh tra nhân dân
Ban Thanh tra nhân dân thực hiện chế độ làm việc tập thể, biểu quyết theo đa số và đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên trên cơ sở các nguyên tắc sau:
1. Công tác giám sát thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện cơ sở pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và không làm cản trở hoạt động bình thường của các đơn vị, cá nhân có liên quan.
2. Mỗi thành viên Ban Thanh tra nhân dân được phân công theo dõi, chịu trách nhiệm chính một số lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này, nhưng không làm thay nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, cá nhân có liên quan và có nhiệm vụ báo cáo công việc do mình phụ trách tại cuộc họp định kỳ hoặc bất thường (dưới đây gọi tắt là các cuộc họp) của Ban Thanh tra nhân dân, trừ trường hợp cần thiết, cấp bách cần báo cáo ngay với Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban.
3. Tuân thủ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Ban Thanh tra nhân dân và Quy chế làm việc này.
4. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của Ban Thanh tra nhân dân và phối hợp với các đơn vị trong Cơ quan Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân.
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương làm việc dựa trên những nguyên tắc sau:
- Công tác giám sát thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện cơ sở pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và không làm cản trở hoạt động bình thường của các đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Mỗi thành viên Ban Thanh tra nhân dân được phân công theo dõi, chịu trách nhiệm chính một số lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này, nhưng không làm thay nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, cá nhân có liên quan và có nhiệm vụ báo cáo công việc do mình phụ trách tại cuộc họp định kỳ hoặc bất thường (dưới đây gọi tắt là các cuộc họp) của Ban Thanh tra nhân dân, trừ trường hợp cần thiết, cấp bách cần báo cáo ngay với Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban.
- Tuân thủ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Ban Thanh tra nhân dân và Quy chế làm việc này.
- Trưởng Ban Thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của Ban Thanh tra nhân dân và phối hợp với các đơn vị trong Cơ quan Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?