Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?
- Thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng tiếng nói và chữ viết của họ có phải là nhiệm vụ của thông tấn xã Việt Nam không?
- Báo điện tử VietnamPlus và trung tâm kỹ thuật thông tấn có phải là đơn vị thông tin thuộc thông tấn xã Việt Nam không?
Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2025/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng thông tấn xã Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
2. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.
3. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của bộ được giao quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản.
Theo đó, Vietnam News Agency được viết tắt là VNA là tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh của thông tấn xã Việt Nam theo Nghị định 27/2025/NĐ-CP.
Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì? (Hình từ Internet)
Thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng tiếng nói và chữ viết của họ có phải là nhiệm vụ của thông tấn xã Việt Nam không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 27/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thông tấn xã Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về cơ quan thuộc Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
5. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia; thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin về Việt Nam bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các cơ quan, tổ chức, cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước, người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
6. Thực hiện lưu trữ tư liệu thông tin; xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin; quản lý tư liệu ảnh quốc gia và tổ chức khai thác các nguồn tư liệu này phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam và đáp ứng nhu cầu của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
7. Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.
8. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
9. Thực hiện nhiệm vụ chính trị do cấp có thẩm quyền giao và được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ này; thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp có đặc thù, Thông tấn xã Việt Nam đề xuất và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế tự chủ tài chính đặc thù của Thông tấn xã Việt Nam.
10. Quyết định, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án, chương trình quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.
...
Theo đó, thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ phải thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng tiếng nói và chữ viết của họ.
Báo điện tử VietnamPlus và trung tâm kỹ thuật thông tấn có phải là đơn vị thông tin thuộc thông tấn xã Việt Nam không?
Căn cứ khoản 13 và khoản 21 Điều 3 Nghị định 27/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của thông tấn xã Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức
....
8. Ban biên tập Ảnh.
9. Ban biên tập tin Kinh tế.
10. Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa.
11. Báo Tin tức và Dân tộc.
12. Báo Thể thao và Văn hóa.
13. Báo điện tử VietnamPlus.
14. Báo Việt Nam News and Law.
15. Báo Le Courrier du Vietnam.
...
20. Trung tâm Nội dung số và Truyền thông.
21. Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn.
22. Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn.
Thông tấn xã Việt Nam có hệ thống các Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống các Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này là đơn vị giúp việc Tổng giám đốc; các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 20 Điều này và các Cơ quan thường trú là các đơn vị thông tin; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 22 Điều này là các đơn vị phục vụ thông tin.
Văn phòng có 06 phòng, Ban Kế hoạch - Tài chính có 04 phòng.
Theo đó, việc cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc thông tấn xã Việt Nam được phân bổ như sau:
+ Các đơn vị thuộc quy định từ khoản 5 đến khoản 20 Điều 3 Nghị định 27/2025/NĐ-CP là các đơn vị thông tin;
+ Các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 22 Điều 3 Nghị định 27/2025/NĐ-CP là các đơn vị phục vụ thông tin.
Như vây, báo điện tử VietnamPlus là đơn vị thông tin thuộc thông tấn xã Việt Nam và trung tâm kỹ thuật thông tấn là các đơn vị phục vụ thông tin thuộc thông tấn xã Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khung giá phát điện là gì? Nguyên tắc lập khung giá phát điện là gì? Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện?
- Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành đúng không? Cơ sở xác định nhiệm vụ quyền hạn chính quyền địa phương?
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền khi công khai thông tin thay đổi chính sách kế toán áp dụng trễ hạn?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính có phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp?
- Chương trình Triển lãm và Chiếu phim Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam 30/4/1975 - 30/4/2025 tại TPHCM và Hà Nội?