Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 của Luật Giám định tư pháp và theo lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong y tế như sau:
(1) Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
(2) Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế? (Hình từ Internet)
Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế gồm những thông tin gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BYT như sau:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 của Luật Giám định tư pháp và theo lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế:
a) Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm lập danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Thanh tra Bộ.
Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc bao gồm các thông tin sau đây: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên môn; kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp.
Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ Y tế ban hành quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
b) Trường hợp có sự thay đổi thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc đã được công nhận; các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm rà soát và có văn bản đề nghị thay đổi công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ Y tế ban hành quyết định thay đổi công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc;
c) Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với người đã được công nhận giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm rà soát và có văn bản gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ Y tế ban hành quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc;
d) Quyết định công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
...
Như vậy, danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế gồm những thông tin sau đây:
- Họ và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Nơi công tác;
- Trình độ chuyên môn;
- Lĩnh vực chuyên môn;
- Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp.
Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc
1. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế do Bộ trưởng tế thành lập, bao gồm:
a) Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp;
c) Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp;
d) Hội đồng giám định lại lần thứ hai theo trưng cầu giám định tư pháp.
2. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập, bao gồm:
a) Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp;
c) Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp.
3. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc do Thủ trưởng cơ quan được công nhận là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quyết định thành lập, bao gồm:
a) Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp;
c) Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp.
Như vậy, Giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khung giá phát điện là gì? Nguyên tắc lập khung giá phát điện là gì? Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện?
- Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành đúng không? Cơ sở xác định nhiệm vụ quyền hạn chính quyền địa phương?
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền khi công khai thông tin thay đổi chính sách kế toán áp dụng trễ hạn?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính có phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp?
- Chương trình Triển lãm và Chiếu phim Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam 30/4/1975 - 30/4/2025 tại TPHCM và Hà Nội?