Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước hay không?
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình gì?
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân
1. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán) được thành lập theo Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ và được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Theo đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước hay không?
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân
...
4. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có những nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định tại Điều 9 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
- Nghĩa vụ đối với vốn, tài sản và quản lý tài chính:
+ Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao để thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm tổn thất các nguồn vốn và tài sản của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
+ Thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo, chế độ kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật.
+ Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
+ Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu, cơ quan đại diện chủ sở hữu, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan; tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán trong phạm vi vốn được giao theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại chế độ tài chính của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và quy định khác của pháp luật.
- Nghĩa vụ trong hoạt động nghiệp vụ:
+ Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật.
+ Xây dựng quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ cho từng nghiệp vụ.
+ Quản lý tách biệt tài sản của khách hàng.
+ Hoạt động vì lợi ích của người gửi chứng khoán hoặc người sở hữu chứng khoán. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, trừ trường hợp bất khả kháng.
+ Bảo mật các thông tin liên quan đến sở hữu chứng khoán của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Có biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu và lưu giữ các chứng từ gốc về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
+ Trích lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính để bù đắp các tổn thất cho khách hàng do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của nhân viên trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán.
+ Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán để bù đắp thiệt hại tài chính (nếu có) liên quan đến nghiệp vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?