Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do cơ quan nào ban hành?
Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Ban kiểm soát
...
2. Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
b) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
c) Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
d) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan.
đ) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
e) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng quản trị.
g) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và theo quy định hiện hành của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Theo đó, ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
- Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
- Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan.
- Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
- Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng quản trị.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và theo quy định hiện hành của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do cơ quan nào ban hành? (Hình từ internet)
Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có nhiệm kỳ hoạt động bao nhiêu năm?
Nhiệm kỳ hoạt động của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có số lượng không quá ba (03) thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong đó có một (01) Trưởng Ban là thành viên chuyên trách và phụ trách hoạt động của Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là ba (03) năm và có thể được bổ nhiệm lại, nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Ban kiểm soát không quá 02 nhiệm kỳ. Trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát mới chưa được bổ nhiệm thì Ban kiểm soát của nhiệm kỳ hiện tại vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bổ nhiệm và nhận nhiệm vụ.
...
Theo đó, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là 03 năm và có thể được bổ nhiệm lại, nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Ban kiểm soát không quá 02 nhiệm kỳ.
Trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát mới chưa được bổ nhiệm thì Ban kiểm soát của nhiệm kỳ hiện tại vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bổ nhiệm và nhận nhiệm vụ.
Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do cơ quan nào ban hành?
Thẩm quyền ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định tại điểm l khoản 1 Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu
Bộ Tài chính thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, cụ thể bao gồm:
1. Quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
...
l) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát.
...
Theo đó, Bộ Tài chính (cơ quan đại diện chủ sở hữu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam) có thẩm quyền ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?