Trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các cơ quan chuyên môn nào? Nguyên tắc tổ chức ra sao?
Nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay còn được gọi là sở thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (Điều 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP)
Tại Điều 2 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Nguyên tắc tổ chức
1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
2. Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở Trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đặt tại địa phương.
Trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các cơ quan chuyên môn nào?
Theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 24/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP) trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các cơ quan chuyên môn là các sở như sau:
- Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương gồm có:
+ Sở Nội vụ
+ Sở Tư pháp
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ Sở Tài chính
+ Sở Công Thương
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Sở Giao thông vận tải
+ Sở Xây dựng
+ Sở Tài nguyên và Môi trường
+ Sở Thông tin và Truyền thông
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Sở Khoa học và Công nghệ
+ Sở Giáo dục và Đào tạo
+ Sở Y tế
+ Thanh tra tỉnh
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân
Ngoài ra còn có các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương gồm:
- Sở Ngoại vụ
- Ban Dân tộc
- Sở Du lịch
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc
Tiêu chí để thành lập các sở đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 24/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
- Sở Ngoại vụ được thành lập khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Có cửa khẩu quốc tế đường bộ;
+ Có cửa khẩu quốc tế đường hàng không;
+ Có cảng biển quốc tế;
+ Có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên (hoặc có tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 100.000 tỷ Việt Nam đồng) đang hoạt động tại địa phương, có trên 4.000 người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương, có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt từ 100.000 tỷ Việt Nam đồng trở lên, đã ký kết thỏa thuận về hợp tác quốc tế với 5 địa phương trở lên.
- Ban Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
+ Có ít nhất 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;
+ Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
+ Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.
- Sở Du lịch được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
+ Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội (có khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia hoặc đô thị du lịch, điểm tham quan, nghỉ dưỡng có quy mô lớn, nổi bật);
+ Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có giá trị kinh tế từ du lịch đóng góp vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm của địa phương với tỷ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?