Trụ sở của pháp nhân thương mại được quy định như thế nào? Nếu thay đổi trụ sở thì có phải công khai không?
Trụ sở của pháp nhân thương mại được quy định như thế nào? Nếu thay đổi trụ sở thì có phải công khai?
Tại Điều 79 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trụ sở của pháp nhân như sau:
Trụ sở của pháp nhân
1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.
Theo đó, trụ sở của pháp nhân được hiểu là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
Trụ sở của pháp nhân thương mại được quy định như thế nào? Nếu thay đổi trụ sở thì có phải công khai không? (hình từ internet)
Tại điều lệ hoạt động của pháp nhân thương mại có bắt buộc đề cập thông tin về trụ sở của pháp nhân đó không?
Căn cứ Điều 77 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều lệ của pháp nhân như sau:
Điều lệ của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Chiếu theo quy định này, điều lệ của pháp nhân bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên gọi của pháp nhân;
- Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
- Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
- Vốn điều lệ, nếu có;
- Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
- Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
- Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
- Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
- Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
- Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Như vậy, tại điều lệ hoạt động của pháp nhân thương mại có bắt buộc đề cập thông tin về trụ sở chính của pháp nhân đó.
Pháp nhân thương mại được quy định như thế nào?
Tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:
Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Đồng thời tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện để một tổ chức được công nhận pháp nhân như sau:
Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, một tổ chức được công nhận là pháp nhân thương mại cũng cần đáp ứng điều kiện để trở thành pháp nhân, cụ thể gồm:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?