Trong vụ án hình sự, mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng là mẫu nào? Tải mẫu? Hướng dẫn viết mẫu?
Tải mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự mới nhất hiện nay?
Hiện nay, mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự được quy định là Mẫu số 02-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự
Trong vụ án hình sự, mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng là mẫu nào? Tải mẫu? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự?
Kèm theo mẫu quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự - Mẫu số 02-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) và (4) ghi tên Tòa án nhân dân giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu Vực 1, Quân Khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(3) và (7) ghi “Thư ký” hoặc “Thẩm tra viên”. (5) trường hợp phân công Thư ký thì ghi “47”; trường hợp phân công Thẩm tra viên thì ghi “48”. Nếu có Thư ký dự khuyết được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự thì ghi thêm họ tên Thư ký dự khuyết.
(6) ghi đầy đủ họ tên của người được phân công. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.
(8) và (13) trường hợp phân công Thư ký thì ghi “tố tụng”, trường hợp phân công Thẩm tra viên thì ghi “thẩm tra hồ sơ”.
(9) trường hợp thụ lý sơ thẩm thì ghi số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…; trường hợp thụ lý phúc thẩm thì ghi số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng…năm….
(10) ghi rõ tội danh bị truy tố theo cáo trạng nếu là phiên tòa sơ thẩm; nếu là phiên tòa phúc thẩm thì ghi tội danh theo bản án.
(11) ghi đầy đủ họ tên của bị can (bị cáo). Trường hợp bị can (bị cáo) là pháp nhân thương mại thì ghi tên của pháp nhân thương mại đó.
(12) ghi rõ tội danh bị truy tố theo cáo trạng nếu là phiên tòa sơ thẩm; nếu là phiên tòa phúc thẩm thì ghi tội danh theo bản án.
(14) nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì ghi “KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”.
(15) Viện kiểm sát cùng cấp và những người có quyền đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ai quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự?
Căn cứ quy định tại Điều 44 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;
b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Ra quyết định thi hành án hình sự;
đ) Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù;
e) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
g) Quyết định xoá án tích;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi vắng mặt, Chánh án Tòa án ủy quyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về nhiệm vụ được ủy quyền.
2. Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng;
b) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
c) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;
d) Kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
đ) Quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án;
e) Tiến hành hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Chánh án Tòa án không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
4. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo đó, Chánh án Tòa án có quyền quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?