Trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể sử dụng nguồn kinh phí nào?
- Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp được lấy từ những nguồn nào?
- Trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể sử dụng nguồn kinh phí nào?
- Cơ sở đào tạo khi triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp thì cần thực hiện những gì?
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định về nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp như sau:
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo
1. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, gồm:
a) Ngân sách trung ương;
b) Ngân sách địa phương;
c) Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.
2. Các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí được giao từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ khác để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách quy định tại Quyết định này và Luật Ngân sách nhà nước.
Theo đó, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo được lấy từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.
Trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể sử dụng nguồn kinh phí nào?
Căn cứ Điều 10 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm đối tượng và kế hoạch đào tạo hằng năm, 5 năm về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách quy định tại Quyết định này.
2. Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định này và Luật Ngân sách nhà nước.
3. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định này, giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các cơ sở khác có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo đối với doanh nghiệp thực hiện tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
4. Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về hướng nghiệp, đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người lao động.
5. Chỉ đạo các Sở, ngành tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ tổ chức sản xuất, tạo việc làm, xây dựng thương hiệu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm cho người lao động sau đào tạo.
6. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng quy định tại Quyết định này và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn.
7. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn; định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện, kết quả, hiệu quả đào tạo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, ngoài việc có thể bố trí nguồn kinh phí cho chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp tại địa phương từ nguồn ngân sách địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có thể lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ đào tạo để bổ trí cho việc hỗ trợ đào tạo.
Trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể sử dụng nguồn kinh phí nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo khi triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp thì cần thực hiện những gì?
Căn cứ Điều 11 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg thì cơ sở đào tạo trong thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp có những trách nhiệm sau:
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp cho người học theo hợp đồng đặt hàng, nhiệm vụ đào tạo được giao theo đúng quy định về giáo dục nghề nghiệp.
- Bố trí thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo linh hoạt phù hợp với nghề đào tạo, quy trình sản xuất, chu trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi và điều kiện của người học.
-Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ đào tạo đối với người học theo quy định của Quyết định này.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo trình độ sơ cấp và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo với cơ quan giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?