Trong tương lai, bitcoin có thể sẽ được hợp pháp hóa theo Chiến lược quốc gia mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Bitcoin có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp bây giờ?
Căn cứ khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) thì thanh toán không dùng tiền mặt được quy định như sau:
“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”
Căn cứ Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước có có đề cập như sau:
“Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm”.
Như vậy, bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường. Và ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin để thanh toán ở Việt Nam là không hợp pháp.
Trong tương lai bitcoin sẽ có thể được hợp pháp hóa theo Chiến lược quốc gia mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Trong tương lai bitcoin sẽ có thể được hợp pháp hóa?
Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì việc thanh toán số sẽ được định hướng như sau:
"IV. PHÁT TRIỂN NỀN MÓNG KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ
...
9. Thanh toán số
Phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:
a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
b) Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí, lệ phí theo hướng loại bỏ các rào cản thanh toán không sử dụng tiền mặt, từ đó, khuyến khích người dân thực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt.
c) Tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Triển khai Chương trình thúc đẩy dịch vụ Mobile-Money, tập trung ưu tiên ở các vùng, miền có tỷ lệ phổ cập dịch vụ ngân hàng còn ở mức thấp. Hướng dẫn, triển khai Chương trình hỗ trợ bệnh viện, trường học thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số quản trị hoạt động của đơn vị.
e) Đổi mới công nghệ và nghiệp vụ hệ thống thanh toán liên ngân hàng theo thông lệ quốc tế; nâng cấp phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, đáp ứng yêu cầu về số lượng giao dịch, đặc biệt là các giao dịch thanh toán vi mô, giá trị nhỏ dự kiến bùng nổ trong nền kinh tế số.
g) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain).
h) Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hóa đơn điện tử phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế.
i) Xây dựng nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia, kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế, cho phép thanh toán hóa đơn điện tử, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch điện tử."
Như vậy, trong tương lai bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ có thể được hợp pháp hóa.
Mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025?
Theo Quyết định trên thì mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 được quy định như sau:
Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số đến năm 2025
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số đến năm 2025
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;
- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?