Trong trường hợp nào thì có thể xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành hải quan sau khi đã thực hiện thanh tra?
Báo cáo đề xuất lập đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan phải có những nội dung nào?
Thanh tra chuyên ngành hải quan (Hình từ Internet)
Tại Điều 17 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về báo cáo đề xuất lập đoàn thanh tra
Báo cáo đề xuất lập đoàn thanh tra
Căn cứ thông tin đã thu thập được trong quá trình xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm và Báo cáo nắm tình hình (nếu có), Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra giao cho công chức thuộc đơn vị (người được lựa chọn làm Trưởng đoàn thanh tra) lập báo cáo đề xuất thành lập đoàn thanh tra theo Mẫu số 04/BCĐX-TTr kèm theo Quyết định này. Nội dung báo cáo gồm:
- Thông tin chung về đối tượng thanh tra (thông tin về tổ chức bộ máy; ngành nghề kinh doanh; các hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu; tình hình thu, nộp, nợ thuế...);
- Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và thực hiện;
- Đề xuất những nội dung cần thanh tra, trong đó nêu rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; những cơ quan, tổ chức, cá nhân cần đến kiểm tra, xác minh.
- Đối tượng, phạm vi thanh tra;
- Thời kỳ, thời hạn thanh tra;
- Nhân sự đoàn thanh tra (số người tham gia; yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của thành viên tham gia đoàn thanh tra...).
Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra giao cho công chức thuộc đơn vị (người được lựa chọn làm Trưởng đoàn thanh tra) lập báo cáo đề xuất thành lập đoàn thanh tra.
Nội dung báo cáo gồm:
- Thông tin chung về đối tượng thanh tra (thông tin về tổ chức bộ máy; ngành nghề kinh doanh; các hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu; tình hình thu, nộp, nợ thuế...);
- Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và thực hiện;
- Đề xuất những nội dung cần thanh tra, trong đó nêu rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; những cơ quan, tổ chức, cá nhân cần đến kiểm tra, xác minh.
- Đối tượng, phạm vi thanh tra;
- Thời kỳ, thời hạn thanh tra;
- Nhân sự đoàn thanh tra (số người tham gia; yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của thành viên tham gia đoàn thanh tra...).
Việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện khi nào?
Theo Điều 18 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về dự thảo quyết định thanh tra; Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành hải quan như sau:
Dự thảo quyết định thanh tra; Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra
Căn cứ vào báo cáo đề xuất lập đoàn thanh tra được Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra phê duyệt, công chức được cử làm Trưởng đoàn thanh tra chủ trì tổ chức dự thảo quyết định thanh tra và xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra có thể thực hiện sau, nhưng tối đa không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra.
- Quyết định thanh tra theo theo Mẫu số 04-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
- Kế hoạch tiến hành thanh tra theo Mẫu số 05-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Kế hoạch thanh tra chuyên ngành hải quan đã được nhận bởi thủ trưởng đơn vị thì bao nhiêu lâu sẽ được ký ban hành?
Tại Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về việc ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành hải quan như sau:
Ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch thanh tra
- Chậm nhất 5 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra phải xem xét cho ý kiến để trình người ra quyết định thanh tra ký ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra;
- Chậm nhất 5 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra đã được Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra xem xét cho ý kiến, người ra quyết định thanh tra xem xét, ký ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
Theo đó chậm nhất là 10 ngày kể từ khi Thủ trưởng đơn vị nhận được dự thảo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành hải quan, thì người được giao chủ trì thanh tra phải ký ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?