Trong thời gian tập sự hành nghề công chứng người tập sự có được ký văn bản công chứng hay không?
Trong thời gian tập sự hành nghề công chứng người tập sự có được ký văn bản công chứng hay không?
Trách nhiệm của người tập sự hành nghề công chứng được quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Công chứng 2014 như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
...
4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.
5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Như vậy, trong thời gian tập sự hành nghề công chứng thì anh chỉ thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó.
Người tập sự hành nghề công chứng không được ký văn bản công chứng.
Lưu ý:
+ Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
+ Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Trong thời gian tập sự hành nghề công chứng người tập sự có được ký văn bản công chứng hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ thời điểm nào?
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
...
Căn cứ trên quy định thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Văn bản công chứng là gì?
Văn bản công chứng được giải thích theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 như sau:
4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.
Theo đó, văn bản công chứng được hiểu là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014.
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 như sau:
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định chung về bảo vệ công trình điện lực mới nhất theo Nghị định 62 2025 như thế nào?
- Các nhóm cộng đồng (group) trên mạng xã hội được đặt tên nhóm giống với tên cơ quan báo chí không?
- Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào? Ai là người có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả?
- Thời gian chỉnh lý quyết toán thuế xuất nhập khẩu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu là khi nào?
- Các nghi lễ chính thức diễn ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Mùng 10 3 người lao động có được nghỉ không?