Trong thiết kế đường dành cho xe ô tô phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu của xe chạy trên đường như thế nào?
- Trong thiết kế đường dành cho xe ô tô phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu của xe chạy trên đường như thế nào?
- Trường hợp gặp khó khăn trong thiết kế đường dành cho xe ô tô phải vận dụng bán kính đường cong tối thiểu thì phải thực hiện thế nào để theo đúng tiêu chuẩn?
- Đường dành cho xe ô tô phải thiết kế dựa theo tiêu chuẩn nào?
Trong thiết kế đường dành cho xe ô tô phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu của xe chạy trên đường như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về tầm nhìn của xe ô tô như sau:
5 Bình đồ và mặt cắt dọc
5.1 Tầm nhìn
5.1.1 Nhất thiết phải bảo đảm chiều dài tầm nhìn trên đường để nâng cao độ an toàn chạy xe và độ tin cậy về tâm lý để chạy xe với tốc độ thiết kế.
Các giá trị tối thiểu về tầm nhìn hãm xe, tầm nhìn trước xe ngược chiều và tầm nhìn vượt xe quy định trong Bảng 10.
Các tầm nhìn được tính từ mắt người lái xe có chiều cao 1,00 m bên trên phần xe chạy, xe ngược chiều có chiều cao 1,20 m, chướng ngại vật trên mặt đường có chiều cao 0,10 m.
5.1.2 Khi thiết kế phải kiểm tra tầm nhìn. Các chỗ không đảm bảo tầm nhìn phải dỡ bỏ các chướng ngại vật (chặt cây, đào mái taluy...). Chướng ngại vật sau khi dỡ bỏ phải thấp hơn tia nhìn 0,30 m. Trường hợp thật khó khăn, có thể dùng gương cầu, biển báo, biển hạn chế tốc độ hoặc cấm vượt xe.
Theo đó khi thiết kế đường dành cho xe ô tô phải bảo đảm chiều dài tầm nhìn trên đường để nâng cao độ an toàn chạy xe và độ tin cậy về tâm lý để chạy xe với tốc độ thiết kế. Các chỗ không đảm bảo tầm nhìn phải dỡ bỏ các chướng ngại vật (chặt cây, đào mái taluy...). Chướng ngại vật sau khi dỡ bỏ phải thấp hơn tia nhìn 0,30 m. Trường hợp thật khó khăn, có thể dùng gương cầu, biển báo, biển hạn chế tốc độ hoặc cấm vượt xe.
Trong thiết kế đường dành cho xe ô tô phải đảm bảo tầm nhìn tối thiếu của xe chạy trên đường như thế nào?
Trường hợp gặp khó khăn trong thiết kế đường dành cho xe ô tô phải vận dụng bán kính đường cong tối thiểu thì phải thực hiện thế nào để theo đúng tiêu chuẩn?
Căn cứ tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định vận dụng bán kính đường cong tối thiểu như sau:
"5 Bình đồ và mặt cắt dọc
5.3 Đường cong trên bình đồ (đường cong nằm)
5.3.1 Chỉ trong trường hợp khó khăn mới vận dụng bán kính đường cong nằm tối thiểu. Khuyến khích dùng bán kính tối thiểu thông thường trở lên, và luôn tận dụng địa hình để đảm bảo chất lượng chạy xe tốt nhất.
Các quy định về các bán kính đường cong nằm xem ở Bảng 11."
Theo đó trong trường hợp thiết kế đường dành cho xe ô tô bắt buộc phải vận dụng bán kính đường cong tối thiểu thì căn cứ theo bảng sau để tính toán các chỉ số cần thiết để phù hợp với tiêu chuẩn.
Đường dành cho xe ô tô phải thiết kế dựa theo tiêu chuẩn nào?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về yêu cầu thiết kế như sau:
"3 Quy định chung
3.1 Yêu cầu thiết kế
3.1.1 Yêu cầu chung khi thiết kế là không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn này, mà phải nghiên cứu nhiều mặt để có một tuyến đường an toàn, hiệu quả và định hướng phát triển bền vững, lâu dài.
3.1.2 Phải phối hợp tốt các yếu tố của tuyến đường: bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và tận dụng địa hình để tạo nên một tuyến đường đều đặn trong không gian, đảm bảo tốt tầm nhìn và ổn định cơ học, nhằm thực hiện các mục tiêu:
– đáp ứng lưu lượng xe phục vụ thích hợp để đảm bảo chất lượng dòng xe thông hành hợp lý;
– đảm bảo an toàn tối đa và thuận tiện cho các phương tiện và người sử dụng đường;
– có hiệu quả tốt về kinh tế qua các chỉ tiêu đánh giá, qua các chi phí về xây dựng công trình và duy tu bảo dưỡng, qua các chi phí về giá thành vận tải, thời gian vận tải, dự báo tai nạn giao thông;
– giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, tạo cân bằng sinh thái hợp lý để đường trở thành một công trình mới đóng góp tốt cho vẻ đẹp cảnh quan của khu vực đặt tuyến.
3.1.3 Về nguyên tắc, đường ô tô cấp cao (cấp I, II và III) tránh đi qua các khu dân cư. Khi thiết kế phải xét tới:
– sự tiếp nối của đường với các đô thị, nhất là các đô thị lớn;
– tìm biện pháp cách ly với giao thông địa phương, nhất là đối với đường cấp cao để đảm bảo tính cơ động của giao thông.
Đường ô tô phải thực hiện hai chức năng là đảm bảo tính:
– cơ động, thể hiện ở tốc độ cao, rút ngắn thời gian hành trình và an toàn khi xe chạy;
– tiếp cận, xe tới được mục tiêu cần đến một cách thuận lợi.
Hai chức năng này không tương hợp. Vì vậy với các đường cấp cao, lưu lượng lớn, hành trình dài cần khống chế tính tiếp cận để đảm bảo tính cơ động; với đường cấp thấp( cấp IV, V, VI) đảm bảo tốt tính tiếp cận.
Đối với đường cấp cao phải đảm bảo:
– Cách ly giao thông địa phương với giao thông chạy suốt trên các đường cấp cao.
– Nên đi tránh các khu dân cư, nhưng phải chú ý đến sự tiếp nối với các đô thị, nhất là các đô thị lớn có yêu cầu giao thông xuyên tâm.
3.1.4 Phải xét tới các phương án đầu tư phân kỳ trên cơ sở phương án tổng thể lâu dài. Phương án phân kỳ được đầu tư thích hợp với lượng xe cận kỳ nhưng phải là một bộ phận của tổng thể, tức là sau này sẽ tận dụng được toàn bộ hay phần lớn các công trình đã xây dựng phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?