Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm, hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc và kim loại nặng được quy định ra sao?

Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm, hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc và kim loại nặng được quy định ra sao? Cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi phải làm thủ tục công bố hợp quy với cơ quan nào? câu hỏi của chị V (Hòa Bình).

Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm, hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc và kim loại nặng được quy định ra sao?

Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm, hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc và kim loại nặng được quy định tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về Thức ăn chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm quy định như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc
Hàm lượng tối đa cho phép đối với độc tố Aflatoxin tổng số trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt được quy định ở Bảng 1.
2.2. Hàm lượng tối đa cho phép kim loại nặng
2.2.1. Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn tinh hỗn hợp cho bê, bò thịt
Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan và thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt được quy định ở Bảng 2.
2.2.2. Đối với thức ăn đậm đặc
Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt và ngan được tính bằng công thức sau:
A = (B x 100)/C, trong đó:
A là hàm lượng một nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn đậm đặc (mg/kg hoặc ppm);
B là hàm lượng nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tương ứng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này (mg/kg hoặc ppm);
C là tỷ lệ tối đa thức ăn đậm đặc dùng để phối trộn (%) theo hướng dẫn sử dụng được công bố hoặc ghi trên nhãn.

Như vậy, trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia xúc, gia cầm, hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc và kim loại nặng được quy định như trên.

Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia xúc, gia cầm, hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc và kim loại nặng được quy định ra sao?

Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm, hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc và kim loại nặng được quy định ra sao? (hình từ internet)

Cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi phải làm thủ tục công bố hợp quy với cơ quan nào?

Thủ tục công bố hợp quy được quy định tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về Thức ăn chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm quy định như sau:

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Công bố hợp quy
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt của các tổ chức, cá nhân quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn này.
Trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải làm thủ tục công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.

Như vậy, cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi phải làm thủ tục công bố hợp quy với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương nơi cơ sở này đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.

Thế nào là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi?

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi được giải thích tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về Thức ăn chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm như sau:

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong Quy chuẩn này một số thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
1.4.2. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
1.4.3. Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức và được sử dụng cùng với thức ăn thô nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của bê và bò thịt.
1.4.4. Hàm lượng Aflatoxin tổng số là tổng số hàm lượng các Aflatoxin B1, B2 và G1, G2.
1.4.5. Gia súc, gia cầm non bao gồm các đối tượng sau đây:
- Lợn con: Từ 01 đến 45 ngày tuổi hoặc từ sơ sinh đến 15 kg.
- Gà, chim cút, vịt và ngan con: Từ 01 đến 28 ngày tuổi.
- Bê: Dưới 06 tháng tuổi.

Đồng thời tại khoản 26 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 cũng giải thích về thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Sản phẩm giống vật nuôi bao gồm con giống, tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền khác được khai thác từ vật nuôi.
24. Tạo dòng, giống vật nuôi là việc chọn lọc và phối giống hoặc sử dụng các phương pháp khoa học, biện pháp kỹ thuật để tạo ra một dòng, giống vật nuôi mới.
25. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
26. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
27. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
28. Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
...

Như vậy, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi được hiểu là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quảng cáo thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chăn nuôi là gì? Cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Pháp luật
Sản phẩm thức ăn truyền thống trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Pháp luật
Bản công bố hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được thông báo tiếp nhận, sau đó có chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ có được tiếp nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với tên A tại nước ngoài về sang chiết và lưu hành tại việt Nam với tên B có được không?
Pháp luật
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ khi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì thức ăn đậm đặc là gì? Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,752 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào