Lễ diễu binh được tổ chức vào dịp nào? Thời gian diễn ra diễu binh chào mừng lễ 30 4 2025 khi nào?
Lễ diễu binh được tổ chức vào dịp nào?
Lễ diễu binh là một buổi trình diễn quân sự, thường được tổ chức trong các dịp lễ, kỷ niệm quốc gia, hoặc các sự kiện đặc biệt để biểu dương sức mạnh quân sự và tinh thần đoàn kết của quân đội, là hoạt động di chuyển có tổ chức của các đơn vị quân đội hoặc lực lượng vũ trang trên đường phố hoặc quảng trường. Các đội hình diễu binh thường bước đều, mang theo cờ, vũ khí, phương tiện quân sự để phô diễn sức mạnh quân sự. Lễ Diễu Binh mang tính chất biểu trưng hơn, chủ yếu để trình diễn khả năng tổ chức, sức mạnh quân sự và các thành tựu công nghệ quân sự.
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định:
Tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh
Việc tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, diễu binh được tổ chức trong lễ kỷ niệm và được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Có thể thấy, Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 là một trong những ngày lễ lớn ở nước ta, ngày 30/4/2025 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30//2025).
Chính vì thế nào ngày Giải phóng miền Nam năm 2025, lễ diễu binh có thể được tổ chức theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Lễ diễu binh được tổ chức vào dịp nào? Thời gian diễn ra diễu binh chào mừng lễ 30 4 khi nào? (Hình từ Internet)
Thời gian diễn ra diễu binh chào mừng lễ 30 4 khi nào?
Ban Tuyên giáo và Dân vân Trung ương đã ban hành Hướng dẫn 01-HD/BTGVTW năm 2025 về việc tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, duyệt binh, diễu hành tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 quy định về thời gian, địa điểm diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam quy định như sau:
...
2.2. Tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm
- Thời gian: Dự kiến 8 giờ 00 phút, ngày 30/4/2025.
- Địa điểm: Trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất.
- Tổ chức thực hiện: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Như vậy, thời gian diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam dự kiến diễn ra vào lúc 8 giờ ngày 30/4/2025, tại trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ diễu binh được các lực lượng tham gia huấn luyện và tổ chức theo ba giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Huấn luyện cơ bản tại đơn vị, bắt đầu từ ngày 2/12/2024 đến hết ngày 16/2/2025.
Giai đoạn 2: Huấn luyện tập trung và hợp luyện từ 17/2/2025 đến 6/4/2025.
Giai đoạn 3: Sơ duyệt và tổng duyệt diễu binh 30 4 2025:
- Sơ duyệt diễu binh 30 4 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4/2025
- Tổng duyệt diễu binh 30 4 2025 vào ngày 27/4/2025. Lễ diễu binh – diễu hành chính thức sẽ được tổ chức vào sáng ngày 30/4/2025 tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc tổ chức ngày kỷ niệm như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức ngày kỷ niệm:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Như vậy, khi tổ chức ngày kỷ niệm cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Tổ chức trang trong, an toàn, tiết kiệm
- Chỉ tổ chức khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận;
- Chỉ được tổ chức vào năm tròn;
- Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi.
Tại khoản Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại."
Như vậy, việc tổ chức kỷ niệm vào năm tròn có nghĩa là tổ chức kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm.,..










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3 Đoạn văn kể lại trải nghiệm của em về chuyến đi du lịch? Lập dàn ý? Phân bổ các mạch kiến thức tiếng Việt ở từng cấp học?
- Hồ sơ thủ tục tuyển sinh công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng học bổng ngân sách nhà nước 2025?
- Nghị luận xã hội về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người là gì?
- Nhiệt độ ngày 30 4 và 1 5 2025 ở TP Hồ Chí Minh dự báo như thế nào? Cập nhật dự báo thời tiết dịp 30 4 và 1 5 các điểm du lịch trên cả nước?
- Có bắn đại bác vào 30 4 Concert quốc gia không? Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là gì?