Trong quá trình thực hiện vụ việc, phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì xử lý thế nào?
Xung đột về lợi ích trong hành nghề luật sư là gì?
Xung đột về lợi ích được quy định tại Quy tắc 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 như sau:
Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích
15.1. Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.
Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy tắc này.
...
Theo quy định trên, xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.
Lưu ý: Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy tắc này.
Xung đột về lợi ích trong hành nghề luật sư (Hình từ Internet)
Tiếp nhận vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích, luật sư bắt buộc phải từ chối đúng không?
Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng được quy định tại Quy tắc 11 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 dưới đây:
Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
11.1. Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
11.2. Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
11.3. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
11.4. Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15.
Như vậy, luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng nếu vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15 về xung đột về lợi ích.
Trong quá trình thực hiện vụ việc, phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì xử lý như thế nào?
Trong quá trình thực hiện vụ việc, phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì xử lý theo Quy tắc 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 như sau:
Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích
...
15.2. Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải quyết.
15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
15.3.1. Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;
15.3.2. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.
15.3.3. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;
15.3.4. Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;
15.3.5. Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;
15.3.6. Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư;
15.3.7. Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6.
15.4. Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các trường hợp tại Quy tắc 15.3, nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường hợp sau đây:
15.4.1 Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật;
15.4.2 Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại;
15.4.3 Trường hợp tại Quy tắc 15.3.5.
Theo quy định trên, trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?