Trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cần phải bảo đảm yêu cầu nào theo Kết luận 127?
Trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cần phải bảo đảm yêu cầu nào theo Kết luận 127?
Tại phiên họp ngày 28/02/2025, sau khi nghe Ban Tổ chức Trung ương báo cáo về các nội dung, nhiệm vụ và tiến độ thời gian triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo chỉ đạo, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị (Công văn số 8011-CV/BTCTW, ngày 27/02/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến như sau:
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục 1 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 có quy định cụ thể như sau:
I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU
...
3. Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào trung tuần tháng 4/2025.
4. Các cấp ủy, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện. Quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
5. Tập trung quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, chủ động tham gia các nội dung, nhiệm vụ liên quan, nhất là quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.
Theo đó, khi tổ chức sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy thì các cấp ủy, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện.
Do đó, trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cần phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cần phải bảo đảm yêu cầu nào theo Kết luận 127? (Hình từ Internet)
Việc tổng hợp đề án tờ trình về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy các cấp chính quyền địa phương sẽ giao cơ quan nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 2 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 có quy định về nội dung tiến độ thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy như sau:
II- NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
...
3. Xây dựng đề án về hệ thống tổ chức đảng ở địa phương (cấp tỉnh và cấp xã); xây dựng báo cáo, tờ trình gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, xây dựng đề án về hệ thống tổ chức đảng ở địa phương (cấp tỉnh và cấp xã, trong đó, tập trung nghiên cứu mô hình hệ thống tổ chức đảng đồng bộ, tương ứng với tổ chức chính quyền; đẩy mạnh nâng cấp, giao quyền cho tổ chức đảng ở cơ sở), báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương theo tiến độ chung (gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025).
- Giao Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp đề án, tờ trình về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cấp chính quyền địa phương của các cơ quan, đơn vị[1] và các nội dung liên quan; xây dựng báo cáo tổng thể; báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 07/4/2025; tiếp thu, hoàn thiện, gửi trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước ngày 09/4/2025.
...
Như vậy, việc tổng hợp đề án tờ trình về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy các cấp chính quyền địa phương của các cơ quan, đơn vị và các nội dung liên quan sẽ giao Ban Tổ chức Trung ương thực hiện.
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức Trung ương cần phải xây dựng báo cáo tổng thể; báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 07/4/2025; tiếp thu, hoàn thiện, gửi trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước ngày 09/4/2025.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tổ chức chính phủ 2025 có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được pháp luật quy định có nội dung cụ thể sau đây:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
(2) Tổ chức bộ máy hành chính quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan cấp trên.
(3) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
(4) Phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
(5) Thực hiện quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
(6) Chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ đề án về sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh bỏ cấp huyện được hoàn thiện trình Trung ương xem xét theo Kết luận 127 trước ngày bao nhiêu?
- Bài phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Đội xã tại Đại hội cháu ngoan Bác Hồ? Bài phát biểu khai mạc Đại hội cháu ngoan Bác Hồ?
- Đền Hùng có bao nhiều đền? Khu di tích Đền Hùng gồm có đền nào? Đền Hùng có bao nhiều đền chính?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có bao nhiêu Chủ tịch và Phó Chủ tịch theo Nghị định 38?
- Các bước đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc?