Tổ chức 3 cấp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân khi tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 60 ra sao?
Tổ chức 3 cấp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân khi tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 60 ra sao?
Căn cứ vào Mục 5 Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu như sau:
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ 11 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
QUYẾT NGHỊ
...
5. Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
...
- Về hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
...
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị, đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; Hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp gồm:
(1) Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
(2) Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
(3) Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cấp khu vực.
Đồng thời, kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Tổ chức 3 cấp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân khi tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 60 ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giải thể Tòa án nhân dân cấp cao?
Giải thể tòa án cấp cao thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nào thì theo khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
...
2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự được quy định như sau:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; thành lập, giải thể Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
...
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể Tòa án nhân dân cấp cao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể như sau:
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các điểm gửi xe vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội? Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Bác là ai?
- Đồng Pi là gì? Đồng Pi có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp của nước CHXHCN Việt Nam không?
- Thông báo 176-TB/VPTW 2025 về miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn 2030 – 2035 theo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm thế nào?
- Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hiện nay là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?
- Quyết định 1455 năm 2025 quy trình tiếp nhận hồ sơ chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công BHXH VN thuộc BTC?