Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước thì những hoạt động nào khi thực hiện cần phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền?
Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước như sau:
Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước
1. Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước bao gồm công trình và vùng phụ cận.
2. Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước, các hoạt động phải đảm bảo không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
3. Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định như sau:
a) Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra. Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m; đập cấp I tối thiểu là 200 m; đập cấp II tối thiểu là 100 m; đập cấp III tối thiểu là 50 m; đập cấp IV tối thiểu là 20 m;
b) Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.
...
Theo đó, phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước bao gồm công trình và vùng phụ cận.
Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 21 nêu trên.
Hồ chứa nước (Hình từ Internet)
Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước thì những hoạt động nào khi thực hiện cần phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải có giấy phép như sau:
Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải có giấy phép
1. Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước các hoạt động phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Xây dựng công trình mới;
b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
c) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
d) Xả nước thải vào hồ chứa nước, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
đ) Trồng cây lâu năm;
e) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
g) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
h) Nuôi trồng thủy sản;
...
Theo đó, khi thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 22 nêu trên trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước thì cần phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trong đó có cả hoạt động trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép như sau:
Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải có giấy phép
...
3. Việc thực hiện cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, trừ quy định tại Điều 16, Điều 17. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Bộ Công Thương cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có giấy phép trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt, trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn, trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản này;
d) Sở Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có giấy phép trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn, trừ đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?