Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thì Nhà nước có quản lý nội dung về hoạt động của tổ chức dịch vụ hay không?
- Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thì Nhà nước có quản lý nội dung về hoạt động của tổ chức dịch vụ hay không?
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có được ban hành danh mục các loại máy, thiết bị về an toàn, vệ sinh lao động hay không?
- Bộ trưởng Bộ y tế có phải gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động hay không?
Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thì Nhà nước có quản lý nội dung về hoạt động của tổ chức dịch vụ hay không?
Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thì Nhà nước có quản lý nội dung về hoạt động của tổ chức dịch vụ được quy định tại Điều 82 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền được phân công quản lý.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động.
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
8. Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là một trong những nội dung quản lý nhà nước.
Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thì Nhà nước có quản lý nội dung về hoạt động của tổ chức dịch vụ hay không? (Hình từ internet)
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có được ban hành danh mục các loại máy, thiết bị về an toàn, vệ sinh lao động hay không?
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có được ban hành danh mục các loại máy, thiết bị về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 84 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động, chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lập hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này; chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Xây dựng hoặc tham gia ý kiến theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 87 của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành danh mục các loại máy, thiết bị về an toàn, vệ sinh lao động.
Bộ trưởng Bộ y tế có phải gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động hay không?
Bộ trưởng Bộ y tế có phải gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 85 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
...
7. Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
8. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
9. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
10. Hằng năm, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế thì hằng năm, sẽ phải gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?