Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc đối với ngành nghề vệ sinh môi trường không?
Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc đối với ngành nghề vệ sinh môi trường không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
...
Và, căn cứ Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
5. Thi công công trình xây dựng.
6. Đóng và sửa chữa tàu biển.
7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
10. Tái chế phế liệu.
11. Vệ sinh môi trường.
Như vậy, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề ngành vệ sinh môi trường, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc đối với ngành nghề vệ sinh môi trường không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm đúng không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định về thống kê, báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động như sau:
Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 25 tháng 01 hằng năm.
Theo đó, người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Báo chí có nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà nước về quản lý nội dung báo chí đưa trên các nền tảng truyền thông xã hội không?
- Mẫu đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài mới nhất năm 2025? Tải về mẫu ở đâu?
- Trung tâm Kiểm soát thanh toán BHXH, BHYT điện tử có cơ cấu tổ chức thế nào? Đối tượng nào tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
- Người được ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Xây dựng là những ai theo Quyết định 394?
- Hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện là gì? Công ty điện lực cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi hệ thống thiếu nguồn điện?