Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không?
- Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không?
- Thông tin được thu thập và cập nhật trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm những gì?
- Khi cá nhân có yêu cầu tra cứu thông tin trong tàng thư căn cước công dân thì làm thế nào?
Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không?
Căn cứ Điều 14 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:
Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng và quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
2. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin.
3. Tuân thủ các quy định, chế độ công tác hồ sơ và giao dịch điện tử, công nghệ thông tin.
4. Thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật.
Như vậy, theo quy định, trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, phải đảm bảo yêu cầu thu thập, cập nhật thông tin của công dân đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin đầy đủ của công dân không? (Hình từ Internet)
Thông tin được thu thập và cập nhật trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định trên, thông tin được thu thập và cập nhật trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
- Ảnh chân dung;
- Đặc điểm nhân dạng;
- Vân tay;
- Họ, tên gọi khác;
- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
- Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
- Trình độ học vấn;
- Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Lưu ý: Trường hợp các thông tin nêu trên chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Khi cá nhân có yêu cầu tra cứu thông tin trong tàng thư căn cước công dân thì làm thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 10/2016/TT-BCA có quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân như sau:
Khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân
...
3. Thủ tục tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân
a) Đối với cơ quan, tổ chức
- Văn bản (được lãnh đạo ký tên, đóng dấu) của cơ quan, tổ chức đề nghị tra cứu, khai thác, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức;
- Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.
b) Đối với cá nhân
- Đơn đề nghị (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc), trong đó phải nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;
- Giấy tờ liên quan đến nội dung đề nghị (nếu có);
- Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.
Như vậy, theo quy định, khi cá nhân có yêu cầu tra cứu thông tin trong tàng thư căn cước công dân thì:
- Cá nhân phải có đơn đề nghị (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc), trong đó phải nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;
- Giấy tờ liên quan đến nội dung đề nghị (nếu có);
- Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?